Giữ vững thị trường trong nước, chủ động tìm thị

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở đồng băng sông cửu long (Trang 60 - 62)

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2.5Giữ vững thị trường trong nước, chủ động tìm thị

2. Nhĩm giải pháp về việc tiêu thụ sản phẩm heo

2.5Giữ vững thị trường trong nước, chủ động tìm thị

khẩu:

̈Đối với thị trường trong nước:

Hiện nay lượng cung thịt heo ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long tăng dần qua các năm, trong khi lượng cầu lại cĩ dấu hiệu bất ổn do bị tác động bởi nhiều nhân tố. Cho nên ngồi lượng thịt tiêu thụ tại chỗ, cần phải đẩy mạnh lượng thịt tiêu thụ ra các vùng lân cận, đặc biệt là TP.HCM nơi thường xuyên nhập heo từ các tỉnh miền Đơng, Đồng Bằng Sơng Cửu Long và một số tỉnh miền Trung. Đồng Bằng Sơng Cửu Long là nơi cung cấp 40-50% lượng thịt heo tiêu thụ tại TP.HCM. Mặc dù là nơi cĩ tiềm năng rất lớn về chăn nuơi, nhưng đối với người dân TP.HCM thì chất lượng thịt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long cịn rất thấp, kém xa các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương… Do đĩ, để giữ vững thị

trường trong nước, ngồi các biện pháp nâng cao chất lượng thịt, vệ sinh thực phẩm… Cần phải:

- Đẩy mạnh việc mua bán với thị trường TP.HCM theo hợp đồng hai chiều cùng cĩ lợi cho hai bên: Thành phố cung cấp con giống, các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long đáp ứng nhu cầu thịt cho Thành phố.

- Phối hợp với TP.HCM mở rộng các điểm thu mua heo hơi trong khu vực, nhằm : tạo được lịng tin ở người mua, giá cả hợp lý… Tránh trường hợp sản phẩm chuyển lên Thành phố rồi lại chuyển về hoặc phải tiêu thụ “chui” do khơng đạt chất lượng.

- Trung tâm giống của vùng phối hợp với Thành phố trong việc trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuơi, việc tiêu thụ sản phẩm, tình hình thị trường…

̈Đối với thị trường xuất khẩu:

Các thị trường nhập khẩu thịt heo mạnh trên thế giới hiện nay theo số liệu thống kê của FAO là: Nhật Bản, Nga, Mỹ, Hồng Kơng… Trong đĩ thị trường Nhật, Mỹ, là thị trường tiềm năng trong tương lai. Trước mắt, chúng ta chưa thể xuất sang hai thị trường này bởi địi hỏi về chất lượng, vệ sinh thực phẩm rất cao. Đối với thị trường Nga và Hồng Kơng, hai thị trường ta cĩ thể vươn tới.. Đặc biệt là thị trường Nga, nhu cầu nhập khẩu của họ rất cao trong khi chất lượng sản phẩm khơng quá khắt khe. Cịn thị trường Hồng Kơng thì chủ yếu là tiêu thụ thịt heo sữa dạng đơng lạnh.

Ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long trước đây một số cơng ty như CATACO, MEKO Cần Thơ cũng xuất khẩu sang hai thị trường này dạng thịt đơng lạnh, nhưng hiện nay tình hình xuất khẩu gần như bế tắt, gặp nhiều rủi ro trong cơ chế thanh tốn L/C, đặc biệt là thị trường Nga. Hơn nữa, chúng ta đang gặp một đối thủ cạnh tranh nặng ký là Trung Quốc, nước cĩ biên giới chung với Nga. Do đĩ việc vận chuyển của họ rất thuận lợi, thậm chí vận chuyển lậu, trốn thuế, nên giá cả rất cạnh tranh. Để hướng tới thị trường xuất khẩu trong thời gian tới cần phải: - Lập hiệp hội xuất khẩu thịt heo

Theo bộ Nơng Nghiệp – Phát Triển Nơng Thơn, dự kiến năm 2001 cả nước xuất khẩu được 22 ngàn tấn thịt heo, chủ yếu sang thị trường Nga (12.000 tấn) và Hồng Cơng (9.800 tấn), đạt kim ngạch xuất khẩu dự kiến khoản 31 triệu USD, nhưng Chính phủ lại phải bù lỗ 300 tỉ đồng cho việc trợ giá xuất khẩu.

Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đã cĩ những tác động tích cực, nhưng hiện nay ta đang gặp trở ngại là thương lái các nước nhập khẩu như Hồng Cơng đồng loạt hạ giá gần bằng mức hỗ trợ của Chính phủ. Bởi vì, thịt heo sữa của ta xuất sang Hồng Cơng bị thâu tĩm khoảng bốn năm đầu mối nhập khẩu. Những người này nắm chắc tình hình sản xuất mặt hàng này của Việt Nam (đang thừa), nên họ liên kết với nhau để ép giá. Trong khi đĩ, hơn 50 cơ sở chế biến, xuất khẩu của ta lại khơng biết cách tự bảo vệ mình, thi nhau hạ giá bất chấp thua lỗ. Sau đĩ lại kêu Chính phủ hỗ trợ, nhưng được khoản nào lại bị ép giá khoản đĩ.

Do đĩ, việc lập Hiệp hội xuất khẩu thịt heo nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa các cơ sở xuất khẩu nhằm đối phĩ với hiện tượng ép giá là việc làm hết sức cần thiết. Cịn hoạt động xuất khẩu một cách riêng lẽ, thiếu tổ chức như hiện nay thì tiền hỗ trợ của Chính phủ chẳng khác nào “đem muối bỏ bể”. - Chính phủ hai nước Việt Nam và Nga nên cĩ cuộc đàm phán để điều chỉnh lại Hiệp định thú y, nhằm khai thơng việc buơn bán thịt heo bên, cũng như các gia súc gia cầm khác.

Trước đây muốn xuất khẩu sang Nga, ngồi giấy phép của Cục thú y đã cấp trước đĩ, cịn phải mời cán bộ thú y của địa phương đĩ qua Việt Nam kiểm tra từng lơ hàng để cấp giấy phép cho nhập vào địa phương đĩ.

- Cần cĩ sự quan tâm hỗ trợ của các Đại Sứ quán, các Tham Tán Thương mại và các tổ chức Việt Nam ở nước ngồi trong việc tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm…

Các cơ quan này là những nhân tố tích cực giúp ngành chăn nuơi heo nĩi riêng và các ngành khác nĩi chung nhanh chĩng định hình được thị trường xuất khẩu của mình để cĩ những chính sách cho thích hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở đồng băng sông cửu long (Trang 60 - 62)