Thực trạng nhận thức của giáo viên với vấn đề giáo dục kĩ năng

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 48 - 52)

11. Cấu trúc đề tài

3.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên với vấn đề giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh tiểu học trong một số trường thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

A, Theo thầy(cô), thế nào là kĩ năng sống?

Khi được hỏi về vấn đề này, có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau, mỗi giáo viên đều trả lời theo ý hiểu của riêng mình. Chưa có giáo viên nào định nghĩa được chính xác và đầy đủ về khái niệm kĩ năng sống.

Có giáo viên cho rằng: Kĩ năng sống chính là các kĩ năng cơ bản như; kĩ năng đọc, viết, làm tính…

Lại có ý kiến cho rằng: Kĩ năng sống là các kĩ năng cần thiết để cá nhân sống và tồn tại được trong xã hội.

Cũng tương tự với các ý kiến trên, có giáo viên nêu khái niệm kĩ năng sống như sau: Kĩ năng sống là những kĩ năng liên quan đến những tri thức,

những giá trị, thái độ - là những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết các tình huống trong cuộc sống một cách hợp lí…

Thực tế có nhiều ý kiến khác nhau như vậy là vì, khái niệm kĩ năng sống là một khái niệm còn khá mới mẻ, nhiểu giáo viên chưa biết đến.

Ở Việt Nam thuật ngữ kĩ năng sống (Life skills) bắt đầu biết đến từ năm 1996 cùng với chương trình của UNICEF “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Nhưng cho đến tận năm học 2009 – 2010, lần đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Do đó, nhiều giáo viên chưa biết đến khái niệm kĩ năng sống.

B, Bàn về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học, có những ý kiến sau đây.

a, Rất cần thiết b, Cần thiết

c, Không thật sự cần thiết d, Không cần thiết.

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin đánh giá (+) vào đầu dòng.

Bảng 4: Nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong các môn học Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Ý kiến a b c d Giáo viên 30 27/80 (90%) 3/30 (10%) 0/30 (0%) 0/30 (0%)

Qua bảng số liệu cho thấy, trong ba trường tiểu học có những ý kiến khác nhau về sự cần thiết của vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Các giáo viên đồng ý với hai ý kiến a và b; tỉ lệ giáo viên đồng ý với ý kiến a: rất cần thiết là rất cao, chiếm 90%; giáo viên đồng ý với ý kiến b: cần thiết là thấp hơn, chỉ chiếm 10%; không có giáo viên nào đồng ý với ý kiến c: không thất sự cần thiết và ý kiến d: không cần thiết. Tuy có ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, nhưng tất cả giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Không có giáo viên nào cho rằng vấn đề này không thật sự cần thiết hay không cần thiết. Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chuẩn đối với giáo viên tiểu học. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kèm theo nó là sự du nhập lối sống không lành mạnh cũng phát triển theo, nếu không có kĩ năng sống nhất định, học sinh dễ sa vào các lối sống đó, vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết.

C, Bàn về nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong các môn học, có các ý kiến sau:

a, Tích hợp trong môn Toán b,Tích hợp trong môn Tiếng việt

c, Tích hợp trong môn Đạo đức

d, Tích hợp trong môn Tự nhiên – Xã hội e, Tích hợp trong môn Khoa học.

f, Tích hợp trong tất cả các môn.

Theo cô nội dung kĩ năng sống được tích hợp trong môn học nào, xin cô đánh dấu cộng (+) vào đầu dòng của ý kiến đó.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong các môn học. Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Ý kiến a b c d e f Giáo viên 30 5/30 (16,67%) 10/30 (33,33%) 30/30 (100%) 30/30 (100%) 25/30 (83,33%) 30/30 (100%)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đã có những ý kiến khác nhau về nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong các môn học. Trong đó 100% các giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong môn Đạo đức, môn Tự nhiên – Xã hội và tích hợp trong tất cả các môn học, với số lượng thấp hơn 83,33% số giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong môn Khoa học, với số lượng rất thấp 33,33% giáo viên lựa chọn ý kiến b cho rằng nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong môn Tiếng việt và 16,67% số giáo viên lựa chọn ý kiến a. Qua đó cho thấy các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về mục tiêu chính của các

môn học không chỉ cung cấp cho các em kiến thức mà còn cung cấp cho các em một kĩ năng rất quan trọng đó chính là kĩ năng sống. Nội dung giáo dục kĩ năng sống không chỉ tích hợp chủ yếu ở các môn học như môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học mà còn tích hợp trong tất cả các môn học bao gồm cả Toán và Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí. Nhận thức được điều đó sẽ giúp cho giáo viên thực hiện được tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt được hiệu qủa cao hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 48 - 52)