Phương pháp đóng vai

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 41 - 42)

11. Cấu trúc đề tài

2.5.3. Phương pháp đóng vai

Một tình huống có thực được đưa ra, học sinh đóng các vai thích hợp trong tình huống đó. Mọi người phân tích và thảo luận về vai diễn.

2.5.3.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Thực hành các kĩ năng mới. - Nâng cao khả năng tự nhận thức. - Tôn trọng những quan điểm khác

- Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác - Nâng cao kĩ năng nói

2.5.3.2. Hình thức tổ chức

- Bài lên lớp - Thảo luận nhóm - Đóng vai

2.5.3.3. Phương tiện sử dụng

- Các phương tiện phục vụ cho việc dóng vai như: trang phục, thẻ chấm điểm…

2.5.3.4. Các bước tiến hành

- Giáo viên trình bày cảnh đóng vai.

- Hỏi xem học sinh nào xung phong đóng vai không (khuyến khích để học sinh tự nhận vai phù hợp).

- Những học sinh diễn vai của mình theo bối cảnh được hướng dẫn. - Phân tích phần vai diễn.

2.5.3.5. Ưu điểm của phương pháp:

- Kích thích thảo luận

- Học sinh tham gia có ý thức vào việc học tập tích cực

- Nhấn mạnh và rút ra cảm giác, tình cảm, những điều có vai trò quan trọng trong đời sống thực.

- Có thể kiểm chứng thái độ và sửa đổi theo cách thức không gây sợ hãi.

2.5.3.6. Hạn chế của phương pháp

- Một số học sinh quá e dè - Chỉ cần một nhóm nhỏ

- Có thể phát triển thành các tình huống không có thực

2.5.3.7. Ý kiến bình luận

- Tình huống và các vai diễn phải xác định rõ ràng, có thời gian hạn định.

- Phải nhạy cảm với các quan điểm khác

- Khi cần, phê phán tích cực và phân tích vai diễn (Bạn có thể có giải pháp nào hiệu quả hơn không? Bạn rút ra được bài học gì?).

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)