Tham quan ngoại khóa

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 59)

Kết quả thu được như sau:

Bảng 10: Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e Giáo viên 30 30/ 30 ( 100% ) 30 / 30 ( 100% ) 15/30 (50%) 5/ 30 (16,67% ) 0 / 30 ( 0% )

Từ bảng số liệu trên cho thấy việc tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được giáo viên tiến hành khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó 100% số giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống dưới hình thức dạy học: Bài lên lớp và dạy học theo nhóm; 50% số giáo viên thực hiện dạy học dưới hình thức cá nhân; 16,67% số giáo viên thực hiện dạy học dưới hình thức tự học, không có giáo viên nào thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dưới hình thức dạy học thông qua tiế tham quan ngoại khóa.

Thông thường, việc tổ chức dạy học môn Khoa được tiến hành bằng cách cho học sinh thảo luận theo nhóm về một vấn đề nào đó mà giáo viên đưa ra và rút ra kết luận. Do đó, phần lớn giáo viên chỉ thực hiện được dạy học dưới hình thức bài lên lớp trong đó có kết hợp thảo luận nhóm và làm việc theo cá nhân. Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết dạy học tham quan ngoại khóa, giáo

dục dưới hình thức này giúp các em làm quen với các tình huống có thực trong cuộc sống. Việc không có giáo viên nào thực hiện được giáo dục cho học sinh thông qua tiết học tham quan ngoại khóa là vì theo các cô, tổ chức dưới hình thức này cần phải có thời gian và giáo viên khó quản lí được học sinh.

Qua quan sát cho thấy, hầu hết các giáo viên đều tích hợp giáo dục kĩ năng sống dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, còn một số giáo viên tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết học trên lớp là chủ yếu. Điều này khiến cho việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống không phong phú.Trong cuộc sống, mọi tình huống đều có thể xảy ra và cần được giáo dục đúng lúc, đúng chỗ để học sinh có được thói quen hành vi, những kĩ năng sống phù hợp . Vì vậy, chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tích hợp trong một số môn học : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học… là chưa đủ mà giáo viên cần phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách đầy đủ và thực hiện ở tất cả các môn học , giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp với việc sử dụng hợp lí các phương pháp giáo dục phù hợp để đạt kết qủa cao nhất.

Trong hai tháng đi thực tập tại trường tiểu học thì tháng 3 là tháng có nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn đó cũng là những chủ điểm giáo dục cần được tổ chức giáo dục cho học sinh. Đó là các chủ điểm: Chào mừng ngày 8 – 3, Chào mừng ngày 26 – 3.

Với chủ điểm Chào mừng ngày 8 – 3: Học sinh được nghỉ học do dó các em không nắm được tên ngày kỉ niệm và không hiểu được ý nghĩa của ngày lễ đó như: cần phải biết ơn đến các bà, các mẹ, các cô, các chị và thể hiện điều đó bằng việc làm cụ thể như học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép..

Với chủ điểm ngày 26 – 3: Học sinh được dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày 26 – 3, hiểu được ý nghĩa của ngày lễ. Đặc biệt hơn Nhà trường đã tổ chức cuộc thi “Nét đẹp đội viên”, các câu hỏi trong cuộc thi đã có sự lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em như: Làm thế nào để cơ thể được khỏe mạnh? Khi đi trên đường em phải đi như thế nào để không vi phạm luật An toàn giao thông? Làm thế nào để trở thành con ngoan trò giỏi?...

Tuy nhiên, những chủ điểm như vậy không phải được diễn ra một cách thường xuyên, không phải chủ điểm giáo dục nào cũng được Nhà trường tổ chức, vì vậy chưa phát huy được hết hiệu quả của hoạt động theo chủ điểm.

Ba trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đều tiến hành dạy 2 buổi trong ngày, vì vậy theo kế hoạch giảng dạy có nhiều tiết học thực hành luyện tập và hoạt động tập thể thường được tổ chức vào các buổi chiều. Tuy nhiên, thực tế những tiết hoạt động tập thể với nội dung rất phong phú và đa dạng như: tìm hiểu an toàn giao thông, tìm hiểu về ma túy… được ghi trong kế hoạch thì lại diễn ra dưới hình thức ôn tập cho học sinh các môn như Toán, Tiếng việt, Luyện giải Toán, Luyện giải Tiếng việt…Bởi vì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là người nắm giữ toàn quyền quyết định mọi hoạt động của lớp mình, ý thức được điều đó nên đa số giáo viên thường sử dụng thời gian của các môn học phụ để củng cố, rèn kĩ năng môn học chính.

Thực tế trong việc giáo dục học sinh hiện nay, dường như không thấy ảnh hưởng cũng như tác động của lực lượng xã hội đối với quá trình giáo dục các em, chỉ còn lại hai lực lượng chính tham gia vào quá trình giáo dục là gia đình và nhà trường. Nhưng hai lực lượng này vẫn chưa có sự liên kết và thống nhất với nhau trong việc giáo dục các em. Bốn lần họp trong 1 năm với cha mẹ học sinh chỉ có mục đích chính là thông báo kết quả quá trình học tập, các

khoản đóng góp thì việc truyền tải những kết quả giáo dục hay đưa ra những ý kiến để có hướng giáo dục với từng em là rất khó. Ngoài ra sổ liên lạc vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó, giáo viên chỉ có thể gửi đến gia đình những nhận xét chung chung . Mỗi gia đình lại có phương pháp, hình thức giáo dục con em mình khác nhau và khi đến trường thì giáo viên lại có những nội dung và phương pháp giáo dục của riêng mình cho nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn.

CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ

NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ

VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC

4.1. Nguyên nhân của thực trạng

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

Theo thầy ( cô ), nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa lớp 4, 5.

Dựa trên sự tham khảo ý kiến của các giáo viên trong ba trường tiểu học và bằng những kiến thức thực tiễn thu được, tôi thấy có một số nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học như sau: do trình độ, khả năng, năng lực của giáo viên; do sự chỉ đạo của các cấp quản lí, do trong nhà trường vấn đề dạy văn hóa được chú trọng nhiều hơn vấn đề giáo dục kĩ năng sống; do kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục.

Những năm gần đây dường như có sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm,… thậm chí là tự sát khi vướng mắc trong cuộc sống hay trong học tâp. Nguyên nhân, theo T.S. Trần Văn Dần. Đại Học Y Hà Nội – nhận định, một phần lớn là các em thiếu các kĩ năng sống, hiện tượng này tuy ít sảy ra với học sinh tiểu học nhưng nếu không chú trọng giáo dục ngay từ độ tuổi này thì những tệ nạn đó có thể xảy ra với chính bản thân các em học sinh tiểu học. Xong vấn đề này lại chưa được các cấp quản lí quan tâm, xem trọng. Giáo

viên là người trực tiếp nắm giữ trọng trách giáo dục học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường cũng chưa được các cấp quản lí quán triệt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ giáo dục các em một số kĩ năng đơn giản, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày có trong nội dung của bài học.

Giáo viên là chủ thể của quá trình giáo dục – là những người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.Tuy nhiên trình độ , khả năng và nhận thức của mỗi giáo viên lại tác động rất lớn đến kết quả của quá trình giáo dục. Thực tế thì giáo viên khi được hỏi: Cô hiểu thế nào là kĩ năng sống?, hầu hết các giáo viên đều trả lời theo ý hiểu của mình, mỗi câu trả lời đều chưa đầy đủ và chưa sâu, nguyên nhân chính là do khái niệm kĩ năng sống là một khái niệm khá mới mẻ, nhiều giáo viên chưa biết đến. Phần lớn giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn nhưng lại chưa có sự hiểu biết đúng về kĩ năng sống và chính bản thân của mỗi giáo viên cũng cần phải có kĩ năng sống nhất định. Vì vậy, hiệu quả của quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không được như mong muốn.

Hiện nay khi học sinh đến trường, cả giáo viên và phụ huynh học sinh đều đề cao việc các em lĩnh hội được bao nhiêu tri thức khoa học lên hàng đầu mà đã quên mất đi ý nghĩa của quá trình giáo dục bao gồm hai mặt: dạy học và giáo dục, có nghĩa là song song với các vấn đề truyền đạt tri thức khoa học cho học sinh thì phải xây dựng cho các em các kĩ năng sống – đó là các kĩ năng để các em sống, và tồn tại trong xã hội. Thời gian học văn hóa gần như lấp kín thời gian ở trên lớp, và chỉ có những đợt thi học kì, thi khảo sát cuối năm chất lượng văn hóa của học sinh mà chưa thấy có một hình thức đánh giá thật nghiêm túc và cụ thể xem các em được giáo dục kĩ năng sống như thế nào? Các em đã hình thành, luyện tập được những kĩ năng nào? Chính từ nguyên nhân vấn đề giáo dục trong nhà trường chưa được chú trọng đúng

mức như vậy nên đã dẫn đến việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

Với học sinh tiểu học cần phải hình thành ở các em các kĩ năng để sống và tồn tại. Muốn có được điều đó thì chính các em phải được trải nghiệm những kiến thức đã được giáo dục vào trong thực tế cuộc sống – tức là các em thường xuyên phải được học các tiết ngoại khóa, phải được hoạt động tập thể, phải được đưa ra vào thực tiễn lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải giáo dục các em ở mọi lúc mọi nơi. Tất cả các hoạt động đó đều cần đến kinh phí, cần đến sự quan tâm, đóng góp của các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh chứ không thể thực hiện được với khoản kinh phí rất hạn hẹp của nhà trường.

4.2. Những biện pháp cần thiết

Xét cho cùng toàn bộ công việc của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, không chỉ giáo dục cho học sinh về kiến thức mà còn phải giáo dục đạo đức đồng thời phải rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, điều đó đòi hỏi phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngay từ bậc tiểu học thậm chí có thể giáo dục sớm hơn. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống thì thực trạng thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn, dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Dựa trên những nguyên nhân mà tôi đã phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay.

4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí

Đây là giải pháp hàng đầu trong việc đảm bảo tốt chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Để làm được điều đó, các cán bộ quản lí và giáo viên trong nhà trường phải thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các nhà làm

công tác quản lí phải ban hành văn bản, công văn, hướng dẫn, quy định buộc mọi người phải nắm thật chắc, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giáo dục.

4.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên

Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt kết quả cao, mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu, nắm vững được thế nào là kĩ năng sống? Biết được nội dung giáo dục kĩ năng sống tích hợp trong những bài nào và vận dụng ra sao?, biết lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp, phương tiện dạy học, đưa ra các tình huống phải rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày mà các em thường gặp.

Công tác giáo dục với sứ mệnh lớn lao của mình đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên tích lũy những tri thức, hiểu biết và phải thường xuyên trải nghiệm, rèn luyện để có được kĩ năng sống đầu đủ, hoàn thiện hơn.

4.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

Để hình thành ở học sinh những kĩ năng sống nhất định, nếu chỉ dừng lại ở các tiết học trên lớp là chưa đủ mà phải thường xuyên tổ chức cho các em học các tiết tham quan ngoại khóa, đưa các em vào thực tiễn cuộc sống… Để thực hiện được các hoạt động này cần phải được đầu tư kĩ lưỡng về nội dung, hình thức tổ chức, phải tạo ra ở các em niềm phấn khởi, sự hứng thú tham gia vào các hoạt động đó. Để đạt được hiệu quả như vậy phải có sự đầu tư về kinh phí, cần sự đóng góp của mọi tổ chức, tập thể và của mọi gia đình.

4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tiểu học

Kết quả của quá trình giáo dục thành công đến đâu chỉ có thể được đánh giá một cách chính xác nhất trên học sinh. Kết quả đó là: Các em rèn luyện được các kĩ năng sống nào? Có những hiểu biết gì để ứng xử đúng trong các tình huống diễn ra trong cuộc sống? Các em vận dụng được các kiến thức vào cuộc sống ra sao?

Kết quả này không thể đo được chỉ qua một lần kiểm tra hay một lần quan sát mà nó là tổng hợp của nhiều lần kiểm tra, tích lũy, cần có thời gian để kiểm chứng. Công việc kiểm tra đánh giá đó không hề đơn giản cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục chính là gia đình, nhà trường và xã hội. Ba lưc lượng này phải thường xuyên có sự liên hệ, gắn kết để có được những thông tin, kết quả kịp thời , từ đó có những hướng giáo dục cho phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền giáo dục nước ta cũng đã có sự đổi mới phù hợp với sự phát triển cuat thời đại. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người mới. Để tạo nên những lớp người có thể đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội thì không chỉ giáo dục cho các em ở một nội dung nào đó mà cần phải giáo dục các em một cách toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kĩ năng sống cơ bản, và phải giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Đề tài này đã tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở 3 trường tiểu học thuộc khu vực

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 59)