Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 52)

11. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhiệm vụ giáo dục nào được cô thực hiện tốt, xin cô đánh dấu cộng (+) vào đầu dòng:

a, Hình thành ở học sinh kĩ năng ứng xử thích hợp trong tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

b, Hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.

c, Hình thành ở học sinh kĩ năng nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để hỏi đáp,biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…

d, Hình thành ở học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

e, Hình thành cho học sinh sự ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống

f, Hình thành ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên, yêu đất nước yêu cái đẹp.Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 6: Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số trường tiểu học khu vực

thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e f Giáo viên 30 15/30 ( 50% ) 20/30 (66,67%) 27/30 (90%) 25/30 (83,33%) 10/30 (33,33%) 23/30 (76,67%)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, giáo viên thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là khác nhau. Trong đó đa số giáo viên thực hiện được nhiệm vụ: Hình thành ở học sinh kĩ năng nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ... Điều đó rất dễ hiểu bởi lẽ các nhiệm vụ đó giáo viên có thể tổ chức thực hiện được ngay trên lớp học, và đó cũng chính là nhiệm vụ học tập mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập.

Cái đích giáo viên cần đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chính là: Hình thành ở học sinh kĩ năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và hình thành ở học sinh sự ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào trong đời sống. Nhưng số lượng giáo viên thực hiện được 2 nhiệm vụ này lại đạt tỉ lệ khá thấp, nguyên nhân chính là vì giáo viên chỉ dạy bài lí thuyết ở trên lớp mà không trực tiếp quan sát, hướng dẫn được các em cách vận dụng những kiến thức đó vào trong chính cuộc sống hàng ngày của các em.

Cho đến nay, việc học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày là một việc làm còn khá xa vời. Bởi vì, các em học sinh tiểu học ở ba trường thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc là con em của các cán bộ công nhân viên chức, gia đình có điều kiện, các em ít va chạm trong cuộc sống, ít có cơ hội để áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống. Do đó, để thực hiện tốt được tất cả các nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đối với giáo viên là một việc làm rất khó khăn. 3.2.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu thực trạng này , tôi đã sử dụng câu hỏi sau :

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học được lồng ghép trong các chủ đề :

a, Chủ đề Con người và sức khỏe b, Chủ đề Vật chất và năng lượng

c, Chủ đề Động vật và thực vật

d, Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên e, Tất cả các chủ đề trên

Cô đã thực hiện đầy đủ, tốt nhất nội dung tích hợp kĩ năng sống ở chủ đề nào, xin cô đánh đấu cộng (+) vào đầu dòng.

Kết qủa thu được như sau:

Bảng 7: Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề cho học sinh khối 4,5 thông qua môn Khoa học ở trường tiểu học khu vực

thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e Giáo viên 30 26/30 (36,7%) 12/30 (40%) 10/30 (33,3%) 10/30 (33,3%) 0/30 (0%)

Số liệu trên cho thấy, các nội dung tích hợp kĩ năng sống trong môn Khoa học đã được giáo dục cho học sinh tương đối đầy đủ. Tuy nhiên mức độ thực hiện giáo dục các nội dung theo từng chủ đề lại có sự chênh lệch tương đối lớn. Giáo viên đã thực hiện tốt và đầy đủ hơn cả là nội dung tích hợp kĩ năng sống ở chủ đề Con người và sức khỏe với tỉ lệ 86,7% bởi vì nội dung tích hợp trong chủ đề này khá đơn giản, học sinh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và dễ vận dụng vào thực tiễn. Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng được giáo viên thực hiện tương đối tốt, với tỉ lệ 60%. Các chủ đề Vật chất và năng lượng chiếm 40%, chủ đề Động vật và thực vật

chiếm 33,3% .Trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội dung nào cũng quan trọng và cần được thực hiện tốt nhưng lại không có giáo viên nào thực hiện tốt ở tất cả các chủ đề trên. Bởi vì không có phương tiện dạy học, đồ dùng thí nghiệm đầy đủ, khiến học sinh khó tiếp thu tri thức, kết quả giáo dục là chưa cao.Vì vậy, để thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên phải có đầy đủ phương tiện, đồ dùng thí nghiệm để học sinh trực tiếp quan sát và thực hành.

3.2.3. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi sau :

Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào trong môn Khoa học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:

a, Phương pháp động não b, Phương pháp quan sát c, Phương pháp đóng vai

d, Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ e, Phương pháp trò chơi học tập

Kết quả thu được như sau :

Bảng 8: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Đối tượng điều tra Tổng số phiếu kết quả a b c d e Giáo viên 30 30/30 (100%) 30/30 (100%) 25/30 (83,3%) 30/30 (100%) 17/30 (56,7%)

Từ số liệu trên cho thấy, giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là khá phong phú: cụ thể phương pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất, thường xuyên nhất là phương pháp động não, phương pháp quan sát, phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. Phương pháp được giáo viên sử dụng tương đối nhiều đó là: phương pháp đóng vai. Phương pháp được giáo viên ít sử dụng là phương pháp trò chơi học tập. Như vậy giáo viên đã sử dụng hầu hết các phương pháp dạy học cơ bản trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi học tập vẫn còn đạt tỉ lệ thấp do phương pháp này chiếm nhiều thời gian và có thể gây ồn ào trong lớp học. Để giáo dục kĩ năng sống đạt kết quả cao, giáo viên cần sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp, không nên sử dụng một phương pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

3.2.4. Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một năng sống cho học sinh tiểu học khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu thực trạng của vấn để này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

Để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Khoa học, cần các phương tiện dạy học sau đây:

a, Vật thật

b, Vật thay thế: tranh, ảnh, video…

c, Các phương tiện kĩ thuật khác như: tivi, máy chiếu, đài…

Cô thường sử dụng phương tiện dạy học nào, xin cô đánh dấu (+) vào đầu dòng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 9: Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c Giáo viên 30 10 / 30 (33,33%) 30 / 30 (100%) 0 / 30 (0%)

Từ kết quả trên cho thấy đã có sự chênh lệch rất lớn trong việc sử dụng các phương tiện dạy học môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh. Cụ thể là 100% số giáo viên sử dụng vật thay thế như: tranh, ảnh, mô hình, báo…; 33,33% số giáo viên đã sử dụng được vật thật, đặc biệt không có giáo viên nào sử dụng phương tiện kĩ thuật trong dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để thực hiện tốt quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì phương tiện dạy học là rất cần thiết.Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong nhà trường lại không đủ để đáp ứng được theo yêu cầu của môn học, bài học, phần lớn các giáo viên sử dụng vật thay thế đó là tranh ảnh và tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp trong sách giáo khoa. Điều đó gây khó khăn trong việc giúp học sinh áp dụng các kiến thức vào trong thực tế của cuộc sống. Số lượng giáo viên sử dụng được vật thật khi các cô dạy bài mà đồ dùng dễ kiếm và đơn giản. Vì vậy, để hình thành được ở học sinh các thói quen, các kĩ năng sống cần thiết thì trong quá trình dạy học phải có đầy đủ các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung của từng bài học.

3.2.5. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

Trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Khoa học có các hình thức dạy học sau đây, cô đã sử dụng hình thức nào, xin cô đánh dấu (+) vào đầu dòng:

a, Bài lên lớp

b, Dạy học theo nhóm c, Tự học

Kết quả thu được như sau:

Bảng 10: Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e Giáo viên 30 30/ 30 ( 100% ) 30 / 30 ( 100% ) 15/30 (50%) 5/ 30 (16,67% ) 0 / 30 ( 0% )

Từ bảng số liệu trên cho thấy việc tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được giáo viên tiến hành khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó 100% số giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống dưới hình thức dạy học: Bài lên lớp và dạy học theo nhóm; 50% số giáo viên thực hiện dạy học dưới hình thức cá nhân; 16,67% số giáo viên thực hiện dạy học dưới hình thức tự học, không có giáo viên nào thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dưới hình thức dạy học thông qua tiế tham quan ngoại khóa.

Thông thường, việc tổ chức dạy học môn Khoa được tiến hành bằng cách cho học sinh thảo luận theo nhóm về một vấn đề nào đó mà giáo viên đưa ra và rút ra kết luận. Do đó, phần lớn giáo viên chỉ thực hiện được dạy học dưới hình thức bài lên lớp trong đó có kết hợp thảo luận nhóm và làm việc theo cá nhân. Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết dạy học tham quan ngoại khóa, giáo

dục dưới hình thức này giúp các em làm quen với các tình huống có thực trong cuộc sống. Việc không có giáo viên nào thực hiện được giáo dục cho học sinh thông qua tiết học tham quan ngoại khóa là vì theo các cô, tổ chức dưới hình thức này cần phải có thời gian và giáo viên khó quản lí được học sinh.

Qua quan sát cho thấy, hầu hết các giáo viên đều tích hợp giáo dục kĩ năng sống dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, còn một số giáo viên tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết học trên lớp là chủ yếu. Điều này khiến cho việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống không phong phú.Trong cuộc sống, mọi tình huống đều có thể xảy ra và cần được giáo dục đúng lúc, đúng chỗ để học sinh có được thói quen hành vi, những kĩ năng sống phù hợp . Vì vậy, chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tích hợp trong một số môn học : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học… là chưa đủ mà giáo viên cần phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách đầy đủ và thực hiện ở tất cả các môn học , giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp với việc sử dụng hợp lí các phương pháp giáo dục phù hợp để đạt kết qủa cao nhất.

Trong hai tháng đi thực tập tại trường tiểu học thì tháng 3 là tháng có nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn đó cũng là những chủ điểm giáo dục cần được tổ chức giáo dục cho học sinh. Đó là các chủ điểm: Chào mừng ngày 8 – 3, Chào mừng ngày 26 – 3.

Với chủ điểm Chào mừng ngày 8 – 3: Học sinh được nghỉ học do dó các em không nắm được tên ngày kỉ niệm và không hiểu được ý nghĩa của ngày lễ đó như: cần phải biết ơn đến các bà, các mẹ, các cô, các chị và thể hiện điều đó bằng việc làm cụ thể như học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép..

Với chủ điểm ngày 26 – 3: Học sinh được dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày 26 – 3, hiểu được ý nghĩa của ngày lễ. Đặc biệt hơn Nhà trường đã tổ chức cuộc thi “Nét đẹp đội viên”, các câu hỏi trong cuộc thi đã có sự lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em như: Làm thế nào để cơ thể được khỏe mạnh? Khi đi trên đường em phải đi như thế nào để không vi phạm luật An toàn giao thông? Làm thế nào để trở thành con ngoan trò giỏi?...

Tuy nhiên, những chủ điểm như vậy không phải được diễn ra một cách thường xuyên, không phải chủ điểm giáo dục nào cũng được Nhà trường tổ chức, vì vậy chưa phát huy được hết hiệu quả của hoạt động theo chủ điểm.

Ba trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đều tiến hành dạy 2 buổi trong ngày, vì vậy theo kế hoạch giảng dạy có nhiều tiết học thực hành luyện tập và hoạt động tập thể thường được tổ chức vào các buổi chiều. Tuy nhiên, thực tế những tiết hoạt động tập thể với nội dung rất phong phú và đa dạng như: tìm hiểu an toàn giao thông, tìm hiểu về ma túy…

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)