11. Cấu trúc đề tài
1.2.4.3. Học kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là nhằm giúp người học thay đổi cách ứng xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái hơn giờ lên lớp, nên vận dụng giáo dục trải nghiệm thuận lợi hơn. Chính vì vậy, khi thiết kế nội dung và tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã có của học sinh.
Quá trình học nhấn mạnh đến kĩ năng sống được phân tích như sau: (Guidelines for a Life Skills – Based Learning Approach to Develop Health Behavior Related to and Pandemic Influenza)
Bước 1: Khám phá
- Mục tiêu: Khuyến khích người học xác định những khái niệm, kĩ năng liên quan đến bài học
- Tiến trình: Giáo viên và người học lập kế hoạch để tạo ra trải nghiệm. Giáo viên giúp người học xử lí các kiến thức đó
- Các kĩ thuật quan trọng bao gồm: Động não, phân loại, thảo luận, phản hồi, những câu hỏi đóng mở. Vai trò của giáo viên là lập kế hoạch, bắt đầu, hỏi và ghi nhận. Vai trò của người học là chia sẻ, trao đổi và phân tích kiến thức của họ bằng cách trả lời các câu hỏi quá trình và ghi nhận thông tin.
Bước 2: Kết nối
- Mục tiêu: Giới thiệu những thông tin và kĩ năng mới bằng cách xây dựng cầu nối để gắn kết kinh nghiệm trước đó của người học (cái đã biết) và cái
chưa biết (thông tin mới). Kết nối kinh nghiệm của người học và chủ đề bài học.
- Tiến trình: Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài học và liên hệ với những kiến thức thu thập được chia sẻ trong bước khám phá. Giáo viên sau đó tổ chức giới thiệu những thông tin mới và kiểm tra sự nắm bắt thông tin mới, cung cấp ví dụ bổ sung (nếu cần) để người học có thể hiểu được.
- Các kĩ thuật dạy học quan trọng bao gồm: Chia nhóm, trình bày của người học, thảo luận nhóm, sử dụng các thông tin dạy học, sử dụng mẫu đóng vai…
Giáo viên giả định vai trò của nhà giáo dục, còn người học đóng vai trò của người tiếp nhận và phản hồi quan điểm của mình, hỏi và trình bày thông tin.
Bước 3 : Thực hành
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học thực hành sử dụng những kiến thức và kĩ năng mới trong ngữ cảnh đầy đủ ý nghĩa. Giáo viên đưa ra những hướng dẫn để người học tránh được những cách thực hiện không đúng do chưa hiểu. - Tiến trình: Giáo viên giới thiệu hoạt động, mà để thực hiện nó người học phải sử dụng những thông tin hoặc kĩ năng mới. Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên giám sát công việc và cung cấp những thông tin phản hồi ngay. Giáo viên hỏi các câu hỏi để giúp người học phản ánh họ học như thế nào.
- Các kĩ thuật dạy học quan trọng: Kĩ thuật rất đa dạng dựa trên các hoạt động, bao gồm các trò chơi ngắn, viết sáng kiến, mô phỏng, câu hỏi, trò chơi và làm việc theo nhóm. Vai trò của giáo viên là đưa ra các hướng dẫn, là người tạo điều kiện và giúp đỡ. Người học đóng vai trò của người hoạt động và khám phá.
Bước 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Cung cấp cơ hội cho người học tích hợp mở rộng và vận dụng thông tin và kĩ năng mới vào tình huống mới.
- Tiến trình: Người dạy và người học lập kế hoạch hoạt động ở các lĩnh vực nội dung môn học khác nhau mà nó đòi hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Người dạy và người học hỏi và trả lời các câu hỏi quá trình để giúp đánh giá kết quả học tập.
- Kĩ thuật dạy học quan trọng: Bao gồm phương pháp học tập hợp tác, trình bày nhóm hoặc cá nhân và hoạt động nhóm. Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ và đánh giá, người học đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.
Giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi thói quen theo hướng tích cực, để có thói quen được thay đổi một cách bền vững thì nhà trường không chỉ cần giáo dục kĩ năng sống qua bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp mà còn cần phải phối hợp với cộng đồng để tổ chức các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết vấn đề của cộng đồng.