3.1. Định hướng phát triển
Trước những thời cơ và vận hội mới khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới đặ ra cho toàn ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Hà Nam cũng như BHXH thành phố Phủ Lý nói riêng những yêu cầu mới, Theo đó kế hoạch quản lý thu BHXH BB trên địa bàn thành phố cần tập trung thực hiện tốt những việc sau :
- Về công tác thu BHXH BB
Thực hiện đúng quy định của BHXH Việt Nam phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH BB hàng tháng, hàng năm, hàng quý
Tập trung chỉ đạo mở rộng đối tượng tham gia BHXH , khu vực ngoài quốc doanh, phấn đấu số đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH cho NLĐ theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động, Luật BHXH;
Hàng tháng, thực hiện kịp thời việc đối chiếu nộp BHXH và xét duyệt cấp sổ cho NLĐ mới tham gia BHXH theo Luật BHXH quy định
- Về nhiệm vụ công tác kế toán, tài chính và chi trả các chế độ BHXH Thường xuyên rà soát cân đối nguồn kinh phí chi các chế độ BHXH để có kế hoạch đảm bảo nguồn chi đầy đủ, kịp thời, tận tay cho đối tượng hưu trí và trợ cấp xã hội
Tăng cường việc giám sát đối với công tác quản lý tài chính, đặc biệt giám sát việc tăng giảm, chi trả tiền lương cho đối tượng. Thực hiện việc lập chứng từ ghi sổ, tổng hợp, báo cáo, quyết toán, quý, năm đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng quy định.
- Về công tác kiểm tra
Chú trọng và tăng cường công tác kiểm tra nhất là các biểu hiện vi phạm các quy định của Luật BHXH đối với cán bộ công chức trong ngành và các đơn vị sử dụng lao động, các đại lý chi trả
Tiếp tục kiểm tra, ra soát sổ BHXH, kiểm tra việc cắt giảm thực hiện các chế độ BHXH và giải quyết kịp thời những đơn thư đòi hỏi, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ BHXH
3.2. Một số giải pháp về tăng cường công tác quản lý thu BHXH thành phố Phủ Lý phố Phủ Lý
3.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH theo hệ thống
BHXH thành phố cần phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định chính xác số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo Luật, đồng thời có những giải pháp tích cực nhằm xóa bỏ những tồn đọng, hạn chế đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH.
Đẩy mạnh công tác điều tra khai thác đối tượng tham gia BHXH. Thông thường, UBND các huyện, thành phố là nơi nắm rõ nhất tình hình biến động và sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cơ quan BHXH thành phố cần dựa vào UBND các huyện, thành phố để bàn bạc xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên để nắm được tình hình thành lập mới, giải thể, chuyển đến và đi của các doanh nghiệp, số lao động đang sử dụng của từng doanh nghiệp. Qua đó, có kế hoạch nắm tình hình chung trên toàn bộ địa bàn tỉnh thông qua việc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế để được cung cấp thông tin các doanh nghiệp mới được thành lập và thực tế đăng ký sử dụng lao động của các đơn vị.
Trong công tác quản lý kết thúc đóng BHXH, khi người sử dụng lao động kết thúc đóng BHXH theo pháp luật lúc này vẫn phải quản lý hồ sơ dưới hình thức đơn giản nhất và thông tin cơ bản nhất để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi làm việc tại đơn vị. Trong trường hợp những người tạm thời dừng đóng, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các hoạt động để khuyến khích các đối tượng tham gia đồng thời phải lưu trữ và bảo quản hồ sơ để bảo đảm quyền tiếp tục được tham gia BHXH của người lao động.
3.2.2. Phối hợp với các bộ máy chính quyền địa phương trong việc mở rộng, khai thác nguồn thu và phổ biến Luật BHXH khai thác nguồn thu và phổ biến Luật BHXH
BHXH thành phố Phủ Lý cần chủ động cùng Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động TB & XH và Ban quản lý các khu công nghiệp, các hộ sản xuẩt kinh doanh cần có biện pháp phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động để mở rộng nguồn thu như sau:
Đối với Sở Lao động TB & XH: Tiến hành công tác khảo sát thực hiện chính sách lao động và chính sách BHXH đồng thời xây dựng hình thức trao đổi phiếu thông tin sau khảo sát giữa hai ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố để đảm bảo đồng bộ trong quản lý; nắm rõ nguồn thu và quá trình thực hiện chính
sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Từng quý, cơ quan BHXH thành phố cần thông báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách tên các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhưng chưa thực hiện nộp BHXH. Sở Lao động TB & XH cần cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động trong quý và danh sách đơn vị kiểm tra theo đề nghị của cơ quan BHXH.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư: tiếp tục hình thức trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình biến động của các đơn vị. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu hoạt động chế xuất cần phải: phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH và phối hợp tuyên truyền Luật BHXH cho người làm công tác BHXH trong các đơn vị hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.
Đối với chính quyền đoàn thể địa phương: Liên kết chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, khi đó cơ quan BHXH sẽ kịp thời nắm bắt tình hình di biến động của loại hình đơn vị vốn có bản chất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nhưng không có hoạt động ổn định.
Có các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH như sau:
- Đẩy mạnh xây dựng thông tin tuyên truyền. Nên phối hợp với các cán bộ hưu trí, đây là lực lượng rất đông đảo vừa có thời gian và kinh nghiệm để phổ biến về tầm quan trọng của BHXH đến từng người lao động. Hàng năm BHXH thành phố Phủ Lý nên tích cực tham gia những cuộc thi tuyên truyền BHXH do BHXH Việt Nam tổ chức để nâng cao khả năng tuyên truyền, cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua của cán bộ trong toàn thành phố. Nhằm tìm ra những cán bộ có khả năng tuyên truyền giỏi. Góp phần đưa chính sách BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng doanh nghiệp và từng người dân trong toàn xã hội.