Vai trò của quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 31 - 32)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

1.2.2. Vai trò của quản lý thu BHXH

1.2.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH

Hoạt động thu BHXH vốn có tính chất đặc thù khác với hoạt động khác đó là: đối tượng thu BHXH đa dạng; phức tạp bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, độ tuổi, thu nhập và vị trí địa lý vùng miền cũng không thống nhất. Do đó, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp quản lý thì hoạt động thu BHXH không đạt được kết quả cao.

Hiện nay, ngành BHXH của nước ta được quản lý theo ngành dọc, hệ thống đại lý BHXH ở các xã cũng khá lớn. Thông qua công tác quản lý, quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH giữa các cấp khác nhau được thống nhất. Việc thống nhất giữa người bị quản lý và người quản lý sẽ làm giảm chi phí, tiền và công sức cho cơ quan BHXH.

Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy định rõ sự phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hợp tác giữa các bộ phận hành chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng… Như vậy, chính thông qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động thu BHXH đó là: Thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH…

1.2.2.2. Đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả

Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH. Tính ổn định, bền vững và hiệu quả của hoạt động thu BHXH là mục tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì BHXH là một phần quan trọng của hệ thống ASXH. Khi hoạt động BHXH ổn định, bền vững và hiệu quả có nghĩa là hệ thống ASXH được đảm bảo, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu quan trọng này trong quá trình thu BHXH đòi hỏi phải đảm bảo một số yếu tố nhất định. Với chức nằng của mình, công tác quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo hoat động thu BHXH ổn định, bền vững hiệu quả thông qua:

Thứ nhất, hoạt động thu BHXH được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ, xác định mục tiêu cung của hoạt động thu BHXH, đó là: thu đúng, thu đủ, không thất thu, từ dó hướng mọi lỗ lực của cá nhân vào tổ chức vào mục tiêu chung.

Thứ hai, hoạt động thu BHXH được điều hòa, phối hợp nhịp nhàng từ đó giúp tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu quản lý thu BHXH.

Thứ ba, tạo động lực chi mọi cá nhân tổ chức. Thông qua công tác đánh giá, khên thưởng những người, những tổ chức thu BHXH tốt, đạt hiệu quả cao; uốn nắn những lệch lạc, sai sót của cá nhân trong tổ chức có biểu hiện làm thất thoát số thu hoặc số thu đạt hiệu quả thấp so với tiềm năng hiện có.

1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH

Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý, hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, với trách nhiệm mà người quản lý phải đảm nhiệm đó là: kiểm tra, hoạt động thu BHXH đã được đánh giá hoạt một cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luông được sát với thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w