Quỹ BHXH và nguồn hình thành quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 29 - 30)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

1.1.3. Quỹ BHXH và nguồn hình thành quỹ BHXH

1.1.3.1. Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và các nguồn thu hợp pháp khác và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội là một công cụ để

thực hiện chức năng tài chính bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước.

Hiện nay, theo Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định rõ quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm: quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế gồm quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc và quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện.

Quỹ bảo hiểm xã hội là do Nhà nước thành lập và hoạt động theo pháp luật, nhằm thực hiện các chức năng của tài chính bảo hiểm xã hội, bao gồm thu, chi và cân đối thu – chi bảo hiểm xã hội.

1.1.3.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH

* Quỹ bảo hiểm bắt buộc được hình thành từ các nguồn sau:

- Là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự đóng góp hoặc hỗ trợ của Nhà nước.

- Là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ, được tổ chức bảo hiểm xã hội chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lời.

- Là phần thu từ tiền nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế, do vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Các khoản thu hợp pháp khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w