Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 38 - 41)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH

Như các hoạt động kinh tế- xã hội khác hoạt động quản lý thu BHXH cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Công tác quản lý thu BHXH thực hiện dễ dàng hay không, đạt được kết quả tốt hay xấu phụ thuộc vào sự tác động của các nhân tố chủ yếu sau:

1.2.4.1. Trình độ dân trí

Có thể nói một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin khoa học –kỹ thuật của người dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống của người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.

Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức

BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.

1.2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế là cơ sở phát triển BHXH. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm qua, với mức tăng trưởng GDP năm 2009 là 5,32% và năm 2010 khoảng trên 6,78%, thu nhập bình quân đầu người luôn được cải thiện trong những năm gần đây, đời sống của dân cư không ngừng được cải thiện... Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển của BHXH trong giai đoạn này cũng như những năm về sau.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập.

Điều kiện văn hoá - xã hội có nhiều thuận lợi cho BHXH phát triển. Về dân số Việt Nam là một quốc gia đông dân trên thế giới. Đến cuối năm 2010, dân số Việt Nam khoảng gần 87 triệu người, trong đó người lao động và trẻ em chiếm đa số. Thế nhưng số người tham gia BHXH mới khoảng 10 triệu người, tỷ lệ dân số tham gia BHXH mới chỉ khoảng 11%, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì còn rất ít. Đây chính là tiền đề cho thấy BHXH còn rất tiềm năng ở Việt Nam. Về văn hóa Việt Nam là một nước ở phương Đông, lại chịu sự ảnh hưởng lớn của Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam hết sức coi trọng. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mỗi người dân Việt Nam luôn sẵn lòng chia sẻ với những khó khăn mà đồng bào phải gánh chịu cho dù sự đóng góp đó chỉ đơn giản. Có thể nói nét đặc trưng văn hoá này của người Việt Nam đã tạo nên sức hấp dẫn cho BHXH phát triển. Hơn

thế nữa, người Việt Nam c̣n có nét đặc trưng về tính cách đó là tiết kiệm, lo xa để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân mình và những người thân trong tương lai. Và khi BHXH phát triển thì công tác quản lý thu trở nên cần thiết để đảm bảo sự phát triển và ổn định quỹ BHXH.

1.2.4.3. Chính sách tiền lương tiền công

Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dung lằm căn cứ đóng BHXH. Hàng năm Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiều chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp những khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác thu không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sang tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời an toàn và tăng trưởng quỹ.

1.2.4.4. Trình độ cán bộ quản lý.

Để nắm bắt được những thay đổi tăng giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH… cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tình hình, có tình thần trách nhiệm nhiệt tình trong công việc ... Như vậy công tác quản lý mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w