Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 66 - 68)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM

2.2.3.Nguyên nhân của các hạn chế

2.2.3.1. Về phía đơn vị sử dụng lao động

Do thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển đổi hình thức sở hữu, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên một số đơn vị gặp khó khăn, phải tạm dừng sản xuất kinh doanh, hoạt động cầm chừng hoặc chờ xử lý xong công nợ mới tiếp tục phương án sản xuất kinh doanh mới.

Các doanh nghiệp của thành phố đa số có quy mô vừa và nhỏ, lao động làm việc theo mùa vụ, ý thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa cao; nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được Bộ Luật Lao động, khi hoạt động không đăng ký thang bảng lương cụ thể với cơ quan quản lý lao động, ký hợp đồng lao động không đúng quy định hoặc không ký hợp đồng lao động, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác lập tiền lương làm căn cước đóng BHXH.

Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH ở một số cơ quan Doanh nghiệp không ổn định phải kiêm nhiệm nhiều việc, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chính sách BHXH còn nhiều hạn chế.

2.2.3.2. Về phía người lao động

Nhiều người lao động do chịu áp lực về việc làm nên không thực sự quan tâm hoặc không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Các chủ sử dụng lao động, vì lợi nhuận, hoặc vì sự thiếu trách nhiệm đối với người lao động, sẵn sàng bất chấp các quy định của pháp luật, làm ngơ trốn đóng, không khai báo để chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ để sử dụng vào mục đích khác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Ở đây cũng cần phải nói đến tính hiệu quả của các cơ quan chức năng, rõ ràng sự phối hợp, thanh kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm và triệt để.

2.2.3.3.Về cán bộ thu BHXH

Cán bộ chuyên thu khi làm công tác thu nộp BHXH vẫn chưa kiên quyết xử lý đối với các trường hợp đóng sai thời gian nộp theo quy định. Nguyên nhân là do một số cán bộ còn ngại va chạm, ngại thúc giục đôn đốc nộp. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên truyền những quy định, văn bản theo luật về BHXH tới tay người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn còn hạn hẹp và chưa thực sự hiệu quả.

Trong quá trình hoạt động, cơ quan luôn nhận được các công văn, văn bản quy định từ cấp trên gửi xuống nhằm điều chỉnh bổ sung các chế độ BHXH cho phù hợp với thực trạng phát sinh của tình hình kinh tế xã hội, các chính sách về ưu đãi hoặc chính sách tiền lương. Tuy nhiên, số lượng văn bản này quá nhiều, các điều khoản chỉnh sửa và bổ sung cũng rất nhiều và chi tiết, điều này gây khó khăn lớn cho cả cơ quan quản lý thực hiện và cả người lao động cũng như chủ sử dụng lao động trong việc nắm bắt các điều kiện, chế độ.

2.2.3.5. Về tổ chức Công đoàn

Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp trốn đóng BHXH thì tiếng nói của phía công đoàn thường không có trọng lượng, không đủ sức để lên tiếng buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo luật. Ngoài ra, một số công đoàn cở sở khác còn trong tình trạng lơ là không làm đúng với chức trách của mình, để doanh nghiệp làm trái luật.

Việc thành lập công đoàn cơ sở tại khu vực ngoài quốc doanh còn rất hạn chế do không có cán bộ chuyên trách, đa số sử dụng lực lượng công nhân của doanh nghiệp thành lập BCH công đoàn nên khi chủ doanh nghiệp vi phạm chính sách lao động, tổ chức công đoàn không mạnh dạn đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

2.2.3.6. Mức độ xử phạt quá thấp :

Chế tài xử lý đối với các đơn vị nợ BHXH chưa đủ mạnh, lãi suất chậm nộp quá thấp. Mức lãi suất thấp khiến các đơn vị chậm đóng BHXH để lạm dụng tiền BHXH để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Có doanh nghiệp chỉ có ý định chiếm dụng tiền BHXH trong thời gian ngắn để khắc phục khó khăn hiện tại, song số nợ vẫn tăng lên dẫn đến mức mất khả năng thanh toán. Còn có một số các doanh nghiệp khác có quy mô sản xuất nhỏ, không ổn định, kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản phẩm cao, thu nhập của NLĐ thấp nên không có khả năng đóng BHXH.

Nguyên nhân của tình hình này là do lực lượng thanh tra của các cơ quan chức năng còn mỏng, vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng được xử lý thì rất ít. Mặt khác, sự phối hợp cũng như cơ chế xử lý các vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như mức độ xử phạt.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BB TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH thành phố phủ lý – tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 66 - 68)