x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
SƠ ĐỒ 2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VĨNH HƯNG.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất, gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Ban Giám đốc và những người quản lý khác.
STT Chức vụ Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
1 Quản lý 13 13.27
2 Công nhân viên 85 86.73
- Ban giám đốc: là những người điều hành, quyết định các hoạt động hàng ngày
của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phòng Tổ chức Hành chính: tham mưu cho Giám đốc, tổ chức bộ máy nhân
sự, thực hiện đối ngoại, pháp chế, tuyển dụng nhân sự, các chế độ về tiền lương, chế độ khác của người lao động, công tác quản trị văn phòng.
- Phòng Tài chính – kế toán:
+ Thực hiện các chức năng quản lý nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực của nhà nước quy định về quản lý tài chính của công ty cổ phần và chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính (quản lý sử dụng vốn, tài sản, nguyên liệu, chi phí sản xuất, đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc quản lý thực hiện công tác tài chính ở các bộ phận và 2 chi nhánh).
+ Chủ trì phối hợp với các bộ phận khác xây dựng các quy định quản trị nội bộ về quản lý tài chính, và các mặt khác như: các chế độ lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật, hệ thống thông tin quản lý về tài chính kế toán.
+ Ngoài ra còn tư vấn cho Giám đốc công ty về công tác quản trị tài chính, làm các nghiệp vụ khác về tài chính khi có yêu cầu.
- Phòng kinh doanh: điều tra nghiên cứu đánh giá thị trường, nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm, đánh giá đối thủ cạnh tranh. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm. Tư vấn cho giám đốc công ty về chiến lược sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Phòng Kỹ thuật dự án: quản lý và xây dựng công nghệ của công ty theo
hướng phát triển công nghệ cao. Giám sát công nghệ trong quá trình sản xuất, lưu trữ các mẫu chuẩn của sản phẩm đã được sản xuất và cung cấp hàng ra thị trường. Đề xuất và tham mưu cho giám đốc công ty về các giải pháp phát triển, cải tiến công nghệ giảm giá thành sản phẩm.
- Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh T.P Hồ Chí Minh: tổ chức sản xuất kinh
doanh sao cho hiệu quả, tuân thủ đúng yêu cầu của công ty về sản xuất, kỹ thuật, tài chính, tiêu thụ sản phẩm và các yêu cầu về quản trị nhân sự…
Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài chính – Kế toán.
• Chức năng:
- Quản lý các hoạt động Tài chính & Kế toán, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tạo lập, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh và các công tác khác có liên quan.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc các chính sách liên quan đến hoạt động Tài chính & Kế toán cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.
•Nhiệm vụ:
a. Lĩnh vực kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán, thống kê.
- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tính toán và trích nộp đúng, đủ kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản
cấp trên, các quỹ để lại Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời chế độ tài chính kế toán do Nhà nước ban hành và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các phòng ban có liên quan trong Công ty và cho các bộ phận cấp dưới. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số
liệu kế toán tại Công ty.
- Thực hiện chế độ bảo quản tài sản, vật tư, tiền vốn trong Công ty…
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất của Công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra và có biện pháp khắc phục.
b. Lĩnh vực Tài chính và Quản trị Tài chính.
- Trên cơ sở luật pháp và chế độ quản lý tài chính của nhà nước kết hợp với tình hình cụ thể của Công ty, bộ phận kế toán có trách nhiệm xây dựng chế độ quản lý tài chính của Công ty cho phù hợp.
- Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt và trong phạm vi luật pháp cho phép, tùy tính chất của mỗi hoạt động kinh tế, bộ phận kế toán tổ chức huy động và sử dụng vốn, hợp lý linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
- Tham mưu cho các đơn vị trực thuộc xây dựng các kế hoạch tài chính thống nhất với kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Giám sát, kiểm tra tài chính đối với tiến trình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch doanh thu cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng các khoản phải thanh toán. - Công ty, trích lập và sử dụng các loại quỹ theo đúng chế độ, đúng mục đích.
- Định kỳ tiến hành tổng hợp, thống kê và phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng, đặc biệt là việc quy định các điều kiện tài chính của hợp đồng.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch huấn luyện đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn về quản lý tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu công tác tại Công ty.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tài chính kế toán phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của Ban Giám đốc.
- Lập kế hoạch dự toán lưu chuyển tiền tệ, các dự toán tài chính và chi phí khác cho toàn Công ty.
- Tiến hành, kiểm tra giám sát, tham gia công tác kiểm kê và đánh giá kết quả kiểm kê của Công ty.
Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất trong thi công xây dựng của Công ty gồm 4 giai đoạn, được khái quát như sau:
• Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng bằng máy san ủi và thi công.
• Giai đoạn 2: Tập kết nguyên vật liệu, công nhân xây dựng đến hiện trường xây dựng. Nguyên vật liệu được vận chuyển, bốc dỡ bằng máy cẩu, máy vận thăng hoặc bằng thủ công đối với vị trí máy móc không vào được.
• Giai đoạn 3: Thực hiện gia công xây lắp tại công trình xây dựng.
Máy trộn bê tông: gia công hỗn hợp cát- đá- xi măng theo cấp phối thiết kế để tạo thành vữa bê tông.
Máy hàn, máy cắt, máy cưa: chuyển gạch, vữa xây, vữa bê tông đến nơi chế tạo cấu kiện xây dựng.
Máy đầm: đầm hỗn hợp bê tông.
• Giai đọan 4: hoàn thiện, tiến hành nghiệm thu bằng các thiết bị đo lường: máy trắc địa, thước kép…