x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
BẢNG 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2012-2013.
VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2012-2013.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013.
Qua báo cáo tài chính của công ty năm 2012 và năm 2013 ta thấy được biến động rõ ràng về tình hình tài sản và nguồn vốn.
Tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2013, tổng tài sản của công ty đang
quản lý và sử dụng là 119,858 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 101,884 triệu đồng chiếm 85%. Tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản nhưng lại tăng lên về số lượng. Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tỷ trong tài sản dài hạn và chiếm 15% tổng tài sản tương ứng với 17,974 triệu đồng. Tỷ trọng kết cấu về tài sản của công ty như vậy là tương đối hợp lý bởi lẽ đây là một đặc trưng của công ty xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng. So với đầu năm 2013, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng đã tăng lên 25,869 triệu đồng (tài sản ngắn hạn tăng
20,102 triệu đồng, tài sản dài hạn tăng 5,767 triệu đồng).
Tài sản ngắn hạn: cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng 20,102
triệu đồng tương ứng tăng 24.58%. Nguyên nhân là do: đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 20 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 3,284 triệu đồng; còn các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng 10,204 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 11,099 triệu đồng, tài sản ngắn hạn khác tăng 2,102 triệu đồng.
Tài sản dài hạn: cuối năm 2013 so với đầu năm tăng 5,767 triệu đồng
tương ứng 47.24% là do tài sản cố định tăng 5,796 triệu đồng tương ứng với tăng 52.11%, tài sản dài hạn khác giảm 29 triệu đồng tương ứng 2.67%.
Tổng nguồn vốn: của doanh nghiệp cuối năm 2013 so với đầu năm tăng
25,869 triệu đồng (nợ phải trả tăng 19,676 triệu đồng, vốn chủ sở hữu tăng
6,193 triệu đồng). Chính sách huy động vốn của công ty có sự thay đồi.
Nợ phải trả cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng là do các khoản
giảm 3,143 triệu đồng tương ứng với giảm 100%. Nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của công ty. Các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm 55.32%, phải trả người bán chiếm 31.50%, người mua trả tiền trước chiếm 11.44%... Cho thấy doanh nghiệp cũng đã chiếm dụng được một phần vốn để giảm một phần chi phí tín dụng thương mại. Do nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và khủng hoảng kinh tế kéo dài nên tâm lý các chủ nợ cũng không dám cho các doanh nghiệp vay quá nhiều khoản vay dài hạn, vì vậy việc tiếp cận khoản vay dài hạn khó khăn hơn nên trong năm công ty chỉ huy động khoản vay ngắn hạn 59,828 triệu đồng tương ứng 55.32%. Những khoản vay ngắn hạn có xu hướng tăng, những khoản vay dài hạn không còn cho thấy gánh nặng về nợ của công ty lớn, rủi ro cao.
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng 6,193 triệu
đồng (tương ứng tăng 112.40%). Chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu (tăng 100%) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 720.91%). Năm 2012, khủng hoảng kinh tế đã kéo theo sự khó khăn của các ngành, các doanh nghiệp, nhưng công ty đã có chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Với tình hình vốn và nguồn vốn như trên ta có thể xét thêm về mức độ tự chủ về tài chính của công ty như sau:
HÌNH 2.4. THỂ HIỆN HỆ SỐ NỢ, HỆ SỐ VCSH, HỆ SỐ NỢ/VCSH CỦACÔNG TY VĨNH HƯNG NĂM 2011-2012-2013. CÔNG TY VĨNH HƯNG NĂM 2011-2012-2013.
Qua hình 2.4 ta thấy: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ về tài chính
của công ty có sự biến động qua 3 năm.
Hệ số nợ: năm 2011 năm 2011 là 0.94 lần. Hệ số này cho biết: Năm 2011, nợ phải trả của doanh nghiệp chiểm tỷ trọng 94% trong tổng nguồn vốn. Hệ số này không đổi vào năm 2012, đến năm 2013 thì hệ số này giảm còn 0.9 lần.
Ngược lại với hệ số nợ ta có Hệ số VSCH: năm 2011 là 0.06 lần. Hệ số này cho biết năm 2011, VCSH chiếm tỷ trọng 6% trong tổng nguồn vốn. Hệ số này không đổi năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 đạt 0.1 lần.
Hệ số nợ/VCSH: năm 2011 là 15.86 lần. Hệ số này cho biết năm 2011, cứ 15.86 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1 đồng VCSH. Hệ số này tăng lên thành 16.06 lần năm 2012 và giảm xuống còn 9.24 lần năm 2013.