hàng ngày của doanh nghiệp như: Trả cho nhà cung cấp hàng hóa, trả cho người lao động, trả thuê.
- Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch.
- Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình để giảm thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong hoạt động.
Đó là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để công ty có kế hoạch chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt. Sử dụng biện pháp này, nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất quỹ theo đặc thù về chu kỳ kinh doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của công ty trong từng thời kỳ:
+ Nguồn nhập ngân quỹ của công ty bao gồm: tiền thu từ việc bán sản phẩm, thu từ các khách hàng, con nợ, các khoản trả trước, tiền từ nguồn đi vay…
+Nguồn xuất ngân quỹ gồm: Các khoản chi cho hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, trả nợ vay, mua sắm TSCĐ, đóng thuế, chi trả tiền lương các khoản phải trả khác…
Từ đó, Công ty xây dựng kế hoạch cân đối thu chi sao cho hợp lý. Việc xác định kế hoạch thu chi này vẫn cần dựa vào những dự báo về mức độ lạm phát và lãi suất tín dụng ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất thường như hiện nay để có những điều chỉnh cho hợp lý và kịp thời.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.
Một số biện pháp trong tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng mà Công ty có thể áp dụng là:
- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. Cần yêu cầu phía khách hàng phải có ngân hàng đứng
ra bảo lãnh trong việc thanh toán. Công ty nên dùng hình thức uỷ nhiệm thu trong thanh toán.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm giá cho những đơn đặt hàng với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh.