x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị vốn lưu động, nhưng nhìn chung có thể chia thành hai nhóm nhân tố sau:
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan:
- Những rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro bất thường trong quá trình sản
xuất mà doanh nghiệp thường phải gặp như: Hoả hoạn, bão lũ, dịch bệnh…. làm cho doanh nghiệp mất mát tài sản, mất vốn để tiến hành kinh doanh. Do vậy, mà doanh nghiệp nên tìm các biện pháp bảo hiểm để có thể giảm thiểu phần nào rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
- Chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố này.
- Tác động của thị trường: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường
đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn… Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, biến động của lãi suất, giá cả nguyên vật liệu…Vì vậy doanh nghiệp phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ phát
triển mạnh mẽ, nếu doanh nghiệp không bắt kịp để điều chỉnh kịp thời giá trị sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ giảm tính cạnh tranh và chất lượng.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tác động của nền kinh tế tăng trưởng
nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận; như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan.
- Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định nhu cầu vốn lưu động
không kịp thời hoặc thiếu chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa (thiếu) vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp
với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước; đồng thời việc lựa chọn nguồn huy động vốn để tài trợ cho vốn lưu độngđược thực hiện tốt thì sản phảm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn lưu động và ngược lại.
- Công tác tổ chức huy động nguồn vốn: Doanh nghiệp tổ chức huy động
nguồn vốn tài trợ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc lập kế hoạch, dự tính các phương án huy động và thực hiện huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp nhất, thời gian phù hợp nhất, và huy động nhanh chóng nhất; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính: Trình độ quản lý
của doanh nghiệp yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên
liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Vấn đề phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro tài chính là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Rủi ro làm cho kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa chú trọng hoặc thậm chí không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Đó là một thực tế đáng lưu tâm, cần được bản thân các doanh nghiệp thay đổi trong thời gian tới.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung vốn lưu động, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của khoản vốn lưu động đầu tư mang lại là cao nhất.
CHƯƠNG 2