x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
BẢNG 2.12 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DÒNG TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2012-2013.
CÔNG TY NĂM 2012-2013.
Nguồn: BCKQHĐKD và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012-2013. Trong cả 2 năm 2012 và năm 2013, thời gian bình quân chuyển hóa
thành tiền của công ty đều nhỏ hơn 0, lần lượt là -64.91 ngày và -167.73 ngày, điều này được xem là thành công của công ty trong công tác quản trị dòng tiền, góp phần điều hòa cân đối dòng tiền trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Có được kết quả tốt như trên chủ yếu là do kỳ trả tiền trung bình của công ty dài hơn nhiều so với kỳ thu tiền trung bình và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân. Trong 2 năm 2012 và 2013, thời gian trả tiền trung bình của công ty lần lượt là 197.48 ngày và 272.95 ngày. Tuy nhiên công ty cần xem xét, kỳ trả tiền trung bình kéo dài như vậy là hợp lý hay chưa, tránh tình trạng thời gian trả tiền kéo dài có thể làm giảm uy tín của công ty với nhà cung cấp khách hàng. Từ đó gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.
Qua bảng trên ta thấy tình hình dòng tiền của công ty năm 2013 so với năm 2012 tương đối tốt. Cụ thể, hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 đều lớn hơn 1, lần lượt là 1.10 và 1.13. Hệ số tạo tiền của công ty đã tăng nhẹ 0.03 lần, cho thấy hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn đạt hiệu quả cao, công ty thu hồi được tiền từ hoạt động kinh doanh. Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền giảm đột biến từ 24.30 năm 2012 xuống 2.65 năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến hệ số đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay giảm đột biến là tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ tăng đột biến làm cho dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của công ty giảm đột biến từ 101,525 triệu đồng xuống 11,663 triệu đồng, tuy nhiên hệ số này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ dòng tiền thuần hoạt động của công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động của công ty năm 2012 là 1.18 lần, lớn hơn 1; sang đến năm 2013 giảm còn 0.12 lần, ở mức thấp. Mặc dù vậy, tổng nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản vốn mà công ty chiếm dụng được từ khách hàng, đồng thời, khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng
cũng khá lớn, nếu đảm bảo cân đối tốt hai khoản này, thì dù hệ số đảm bảo khả năng thanh toán từ dòng tiền thuần của công ty thấp, doanh nghiệp vẫn có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn khi đến hạn.
Tóm lại, vốn bằng tiền của công ty là đảm bảo cho nhu cầu thanh toán, tuy nhiên, dự trữ vốn bằng tiền của công ty còn lớn, gây ứ đọng vốn; khả năng thanh toán của công ty trong năm 2013 bị giảm sút, vì vậy công ty cần phải lưu ý tái cơ cấu hơn nữa nguồn vốn nhằm tăng khả năng thanh toán, nghiên cứu cân nhắc kỹ giữa tích luỹ và đầu tư để đảm bảo an toàn tài chính. 2.2.3.4. Về quản lý vốn tồn kho dự trữ.
Dự trữ hàng tồn kho là một cách phòng ngừa rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp trong thời buổi giá cả luôn biến động như hiện nay. Ngoài ra, xây dựng kết cấu hàng tồn kho cũng phải đảm bảo phù hợp tình hình thị trường đầu ra, đầu vào, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, quản lý hàng tồn kho như thế nào cho thật sự hiệu quả, hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn, hàng hóa hư hỏng hay bị lỗi thời là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác quản trị vốn lưu động.