x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
BẢNG 2.11 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2012-2013.
CÔNG TY NĂM 2011-2012-2013.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013.
Chỉ số trung bình ngành năm 2013
Nguồn: Stockbiz.vn.
Khả năng thanh toán của công ty năm 2013 có nhiều biến động, và theo chiều hướng không tốt. Cụ thể: so cuối năm 2013 với đầu năm 2013 thì khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 và lại giảm từ 0.96 xuống còn 0,94 cho thấy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn còn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn như vậy công ty không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, sẽ có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán; khả năng thanh toán nhanh cũng giảm từ 0.62 xuống còn 0.57; khả năng thanh toán tức thời lại tăng mạnh từ 0.01 lên 0.1 nhưng vẫn còn rất thấp, cho thấy tuy khả năng thanh toán tức thời của công ty dù có cải thiện nhưng nhìn chung công ty vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thanh toán. Để
đánh giá cụ thể hơn xu hướng này là hợp lý hay không hợp lý, chúng ta cần đi sâu phân tích từng hệ số cụ thể trong cả hai năm 2012 và 2013:
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ảnh mối quan hệ giữa tài sản ngắn
hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Đầu năm 2013, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 0.96, tỷ lệ này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty còn kém, không đủ khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn. Hệ số này ở mức thấp so với hệ số của ngành (hệ số trung bình của ngành là 1.5 lần). Nguyên nhân là do công ty huy động vốn vay lớn so với tổng tài sản của mình, cụ thể: đầu năm 2013 tỷ lệ nợ phải trải so với tổng tài sản là 94.14% mà trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó công ty lại dùng một phần khá lớn nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho mục đích dài hạn. Đến cuối năm 2013 khả năng thanh toán của công ty lại giảm xuống còn 0.94 do công ty tiếp tục vay để đầu tư tài sản ngắn hạn, tốc độ tăng của nợ vay lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Công ty cần xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cũng có biến động tương tự khả năng
thanh toán ngắn hạn, giảm từ 0.62 xuống 0.57. Hệ số này cũng ở mức thấp so với hệ số của ngành (hệ số trung bình ngành là 0.92). Nó có tác dụng đánh giá sát hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán
của doanh nghiệp dựa trên các tài sản có tính chất lỏng nhất (tiền và các khoản tương đương tiền). Căn cứ vào số liệu của bảng phân tích thì hệ số này của 2 năm gần đây đều nhỏ hơn 1.0 và có biến động tăng rất mạnh trong năm 2013. Những số liệu trên phản ánh khả năng thanh toán tức thời bằng tiền của công ty trong những năm vừa qua là thấp, khó đảm bảo khả năng thanh toán ngay tức thời cho nhà cung cấp cũng như các đối tác với các khoản nợ ngắn
hạn khi cần thanh toán.
Ta thấy, cả ba hệ số khả năng thanh toán đều phản ánh khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Do đó, nếu xem xét đồng thời ba hệ số này, ta có thể rút ra nhận định về thành phần tài sản ngắn hạn của công ty. Cụ thể như sau: tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2013, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều bằng khoảng 1.5 lần so với hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty, chứng tỏ tỷ trọng vốn lưu động đầu tư vào hàng tồn kho của công ty là khá lớn (khoảng trên 30% vào cả thời điểm đầu năm và cuối năm). Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty là thấp, chỉ bằng 1/6 so với hệ số khả năng thanh toán nhanh và bằng khoảng 1/9 lần so với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, chứng tỏ tỷ trọng vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng vốn lưu động của công ty là thấp, công ty gặp khó khăn khi sử dụng tiền để trả các khoản nợ tới hạn.
Quản trị dòng tiền: