Định hƣớng phát triển du lịch Thái Nguyên và chủ trƣơng, chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Định hƣớng phát triển du lịch Thái Nguyên và chủ trƣơng, chính sách

sách của Tỉnh trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch

4.1.1. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên

Quán triệt, vận dụng và triển khai hiệu quả trên thức tế “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh là những nội dung cơ bản bảo đảm phát triển du lịch Thái Nguyên đúng hƣớng, và mạnh mẽ trong thời gian tới.

+ Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch gia tăng nhanh trong xu hƣớng chung của kinh tế dịch vụ cả nƣớc để khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế. Phát triển du lịch, lấy thu nhập du lịch là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của ngành, phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, tạo giá trị gia tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

+ Phát huy tối đa các thế mạnh của ngành du lịch, hệ thống kinh doanh dịch vụ để khẳng định vai trò động lực của ngành du lịch, kích thích, mở rộng thị trƣờng đầu ra của nhiều ngành kinh tế xã hội. Phát triển du lịch tạo động lực phát triển các ngành liên quan nhƣ nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, thƣơng mại, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông… chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

+ Chất lƣợng hoạt động du lịch phải đƣợc coi trọng hàng đầu, tập trung đầu tƣ khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng, có chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng và giá trị gia tăng cao, có thƣơng hiệu nổi bật.

+ Tập trung đầu tƣ phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nƣớc và của từng địa phƣơng, nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.

+ Phát tiển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài. Khai thác tốt thị trƣờng du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc, tăng cƣờng hiểu biết, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phƣơng, các dân tộc anh em.

+ Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

+ Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu kinh tế, xã hội, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng lợi ích các bên, các vùng miên, tôn trọng văn hoá truyền thống, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hoá dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trƣờng và ngƣợc lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hoá góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, giảm tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trƣờng và văn hoá bản địa.

+ Phát triển du lịch gắn liền với giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao đời sống toàn dân, cải thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo đất nƣớc, địa phƣơng, và là cầu nối hoà bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.

+ Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, đảm bảo trật tự, an ninh toàn xã hội, giữ gìn truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con ngƣời Việt Nam.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, yếu tố tự nhiên và văn hoá dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

+ Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Phát triển mạng du lịch để tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, mở rộng giao lƣu giữa các vùng.

+ Mọi phƣơng án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trƣớc mắt và lâu dài.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc khai thác tối ƣu lợi thế quốc gia, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân, phát huy tính năng động, tự chủ của doanh nghiệp và vai trò kết nối của hiệp hội nghề nghiệp.

Quán triệt quan điểm phát triển du lịch theo tinh thần Chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia đó, Thái Nguyên cần thiết và có thể hoạch định một kế hoạch phát triển du lịch trƣớc mắt và lâu dài với quy mô, tốc độ, hiệu quả lớn hơn, đƣa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

4.1.2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Tỉnh và thành phố Thái Nguyên trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch

4.1.2.1. Quan điểm phát triển du lịch và kinh doanh du lịch của Thái Nguyên

- Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phát triển kinh doanh du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cƣ, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tƣ có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

- Phát triển du lịch và kinh doanh du lịch dựa vào nguồn lực nội tại đƣợc xác định là chiến lƣợc, cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trƣng về tự nhiên, yếu tố con ngƣời, xã hội, lịch sử văn hóa Thái Nguyên và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch.

4.1.2.2. Chủ trương, chính sách của Tỉnh và thành phố Thái Nguyên trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch

Tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng đã và đang nỗ lực thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, Tỉnh đã có những chính sách nhƣ:

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển: Thông qua các quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đã định hƣớng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tƣ vào những ngành nghề mà địa phƣơng có thế mạnh nhƣ sản xuất khoáng sản, vật liệu xây dựng, chè,... Tỉnh cũng đã ban hành quy định ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (về giá thuê đất, hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, tạo điều kiện vay vốn, hỗ trợ lãi suất tín dụng) đã tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi thông thoáng cho các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Tỉnh đã có chủ trƣơng thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã ban hành quy chế Khuyến công, khuyến nông. Đây là một nguồn tín dụng để cho các doanh nghiệp du lịch có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và tín dụng cho đầu tƣ và phát triển.

- Trợ giúp mặt bằng sản xuất: Hình thành quỹ đất lớn cho các DN trong và ngoài nƣớc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cảnh quan môi trƣờng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng, thực hiện việc thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy trình công khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.

- Trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực: Tỉnh liên tục mở các lớp tập huấn, lớp học nghiệp vụ về chuẩn mực kế toán, các Luật thuế mới, các kỹ năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông qua các Trung tâm hỗ trợ Tỉnh đã phối hợp với các tổ chức của Hà Lan, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại học Thƣơng mại tổ chức các cuộc tham quan trong và ngoài nƣớc.

- Trợ giúp thông: Tỉnh thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm công nghệ thông tin Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thƣơng mại, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, Hiệp hội và các Hội DN tỉnh có nhiệm vụ tƣ vấn kết hợp quảng bá hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp trên thông tin đại chúng. Đặc biệt các trang Web đã thể hiện đầy đủ thông tin về tiềm năng phát triển, hệ thống chính sách của Trung ƣơng và của Tỉnh, thông tin thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hỗ trợ công nghệ: Tỉnh đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật và hội thảo chuyên đề nâng cao chất lƣợng sản phẩm và công nghệ sản xuất, chú trọng công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn.

- Hợp tác Quốc tế để tạo nguồn lực trợ giúp phát triển doanh nghiệp du lịch: Thông qua các đơn vị chuyên môn đã giới thiệu tạo điều kiện cho các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DN làm đối tác cho dự án đầu tƣ với nƣớc ngoài đã tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động góp phần cải thiện môi trƣờng, thu hút đầu tƣ và nâng cao năng lực canh tranh cũng nhƣ quản lý của doanh nghiệp du lịch.

4.2. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới hỗ trợ của tỉnh, thành phối tới sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch triển của các doanh nghiệp du lịch

Hỗ trợ về vốn và tín dụng:

- Trƣớc mắt, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ. Đẩy mạnh hỗ trợ sau đầu tƣ.

- Lâu dài thực hiện công bằng và bình đẳng, xóa bỏ mọi khác biệt giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân, giữa doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khác.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng đƣợc tiếp cạn với các nguồn tín dụng nhƣ Quỹ đầu tƣ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ khoa học công nghệ…

- Các cơ quan liên quan có công văn đề nghị các tổ chức tín dụng, các ngân hàng có sự giúp đỡ và hƣớng dẫn các doanh nghiệp du lịch trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Đồng thời, hƣớng dẫn các doanh nghiệp xây dựng dự án, kế hoạch và phƣơng án trả nợ…

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch vay đầu tƣ nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ thông qua Quỹ phát triển Khoa học công nghệ.

- Tổ chức các hoạt động nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới doanh nghiệp các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhƣ hoạt động đầu tƣ tín dụng, điều kiện và hồ sơ vay vốn, cơ chế xử lý rủi ro.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng và ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có chính sách ƣu đãi, thu hút đối với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại và các nhà đầu tƣ để họ có thể ổn định hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên.

- Bản thân các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng các phƣơng án sản xuất kinh doanh có khả thi để vay vốn trên cơ sở làm rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc hợp đồng kinh tế ký kết, khả năng và thời gian hoàn vốn, mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, có phƣơng án bảo toàn vốn vay...

Hỗ trợ về mặt bằng, địa điểm kinh doanh:

Đất đai, điểm điểm kinh doanh luôn là một bài toán kinh tế khó khăn đối với doanh nghiệp. Nếu có một bằng bằng thuận lợi các doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn để phát triển kinh doanh. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng có cơ hội đƣợc tiếp nhận các điểm điểm kinh doanh thuận lợi, tỉnh và thành phố có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Hiện tại Thái Nguyên đã công bố quy hoạch đất đai đến năm 2020, chính vậy nên cần phải công bố, công khai các quy hoạch về quỹ đất cho các doanh nghiệp đƣợc nắm rõ. Việc công bố cần phải triển khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, văn bản, và đặc biệt trên cổng giao dịch điện tử Thái Nguyên để các doanh nghiệp có thể truy cập và xem xét.

- Thực hiện chính sách công bằng trong việc cho thuê trực tiếp đất với giá thỏa thuận trên thị trƣờng từ công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đối với các chủ cho thuê quyền sử dụng đất là nhà nƣớc hay là tƣ nhân.

- Có chính sách ƣu đãi, miễn giảm giá thuê đất đối với các doanh nghiệp đặc biệt trong đề tài này liên quan tới các doanh nghiệp du lịch.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, kiểm kê sử dụng đất. Đảm bảo những cam kết về đảm bảo cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về quỹ đất để hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đơn giản hóa thủ tục đẩy nhanh quá trình xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp có điều kiện để dung giấy chứng nhận đó để tiếp cân các nguồn vốn, tín dụng thông qua thế chấp tài sản.

- Cuối cùng, tỉnh, thành phố Thái Nguyên cần kiểm tra lại tình hình sử dụng đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ, di dời các doanh nghiệp không phù hợp với việc kinh doanh tại khu đông dân cƣ nhƣ doanh nghiệp sản xuất... Đồng thời dành quỹ đất đó cho các doanh nghiệp khác cần phải kinh doanh ở các khu đông dân nhƣ doanh nghiệp du lịch (doanh nghiệp lƣu trú, doanh nghiệp lữ hang, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch...), và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Hỗ trợ cung cấp thông tin:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)