Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là chỉ tiêu đƣợc xem xét để phản ánh hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động xã hội, mức tăng thu nhập của ngƣời dân (thu nhập/ngƣời/năm), giá trị tăng thêm trên một ngƣời sẽ phản ánh phần thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên một lao động sẽ phản ánh hiệu quả sản xuất về sử dụng nguồn lực. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả biến đổi phát triển du lịch và kinh tế - xã hội giữa thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu thời kỳ nghiên cứu nhƣ sự thay đổi tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, giá trị tăng thêm của các sản phẩm chủ yếu, của các ngành, của các vùng và các thành phần kinh tế - xã hội.

Chỉ tiêu về số liệu hiện trạng phát triển du lịch Thái Nguyên

Chỉ tiêu về lƣợng khách du lịch tới Thái Nguyên đƣợc tính theo lƣợt khách đến hàng năm, phân bổ theo 02 đối tƣợng khách: khách Quốc tế và khách Nội địa. Cơ cấu khách du lịch Quốc tế đến Thái Nguyên phân theo quốc tịch khách.

Thống kê số liệu các cơ sở kinh doanh lƣu trú, tàu du lịch phân theo số lƣợng cơ sở đã đƣợc xếp hạng sao và số lƣợng cơ sở đạt tiêu chuẩn, đƣợc phép kinh doanh trên địa bàn.

Thống kê số liệu lao động trong ngành du lịch hàng năm, phân loại theo trình độ đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thống kế số lƣợng doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vốn đăng ký kinh doanh, số lao động của mỗi doanh nghiệp du lịch...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía Nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đƣờng sắt Hà Nội Thái Nguyên, đƣờng bộ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Báo cáo du lịch tỉnh Thái Nguyên)

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/ngƣời, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Lƣơng Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dƣới 80

, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Theo điều tra thổ nhƣỡng của sở Tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất nhƣ sau:

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%. Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở thành phố Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ, chất đất rất thích hợp với phát triển nông nghiệp và cũng thuận lợi cho việc đầu tƣ các khu công nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mƣa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lƣợng mƣa chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mƣa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

Thái Nguyên có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công. Sông cầu có lƣu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lƣợng nƣớc bình quân 2,28 tỷ m3/năm; Sông Công có lƣu vực 951 km2

, dòng sông đã đƣợc ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km2

, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc, điều hòa dòng chảy, tƣới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, cây màu, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nƣớc lớn, nhỏ phục vụ tƣới tiêu và nƣớc sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 Loại đất 2010 2011 2012 So sánh (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2011 /2010 2012 /2011 BQ2010 -2012 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 18.630,56 100 18.630,56 100 18.630,56 100 100 100 100,00 1. Đất Nông nghiệp 9.278,93 49,80 8.989,93 48,25 8.771,87 47,08 96,89 97,57 97,23 Đất trồng cây hàng năm 5.275,07 56,85 4.986,07 55,46 4.768,01 54,36 94,52 95,63 95,07 Đất trồng lúa 3.606,06 68,36 3.358,06 67,35 3.160,00 66,28 93,12 94,10 93,61 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 17,57 0,33 17,57 0,35 17,57 0,37 100,00 100,00 100,00 Đất trồng cây hàng năm khác 1.651,44 31,31 1.610,44 32,30 1.590,44 33,36 97,52 98,76 98,14 Đất trồng cây lâu năm 4.003,86 43,15 4.003,86 44,54 4.003,86 45,64 100,00 100,00 100,00 2. Đất Lâm nghiệp (DT đất có rừng) 2.904,03 15,59 2.904,03 15,59 2.904,03 15,59 100,00 100,00 100,00 Rừng tự nhiên (phòng hộ) 984,82 33,91 984,82 33,91 984,82 33,91 100,00 100,00 100,00 Rừng trồng 1.919,21 66,09 1.919,21 66,09 1.919,21 66,09 100,00 100,00 100,00 3. Đất ở 1.557,30 8,36 1.846,30 9,91 2.064,36 11,08 118,56 111,81 115,13 Đất ở nông thôn 556,21 35,72 556,11 30,12 556,11 26,94 99,98 100,00 99,99 Đất ở thành thị 1001,09 64,28 1290,19 69,88 1508,25 73,06 128,88 116,90 122,74 4. Đất chuyên dùng 4.520,42 24,26 4.520,42 24,26 4.520,42 24,26 100,00 100,00 100,00 5. Đất chưa sử dụng 369,88 1,99 369,88 1,99 369,88 1,99 100,00 100,00 100,00 Đất bằng chƣa sử dụng 281,65 76,15 281,65 76,15 281,65 76,15 100,00 100,00 100,00 Đất đồi núi chƣa sử dụng 88,23 23,85 88,23 23,85 88,23 23,85 100,00 100,00 100,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Diện tích tự nhiên của thành phố là 18.630,56 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 50%, đất lâm nghiệp có rừng 2.904,03 ha chiếm 16% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng 4.520,42 ha chiếm 24%, đất ở năm 2010 chỉ chiếm có 8,4% nhƣng đến năm 2011 chiếm cao hơn là 9,91% và năm 2012 là 2.064,36 ha chiếm 11,08% trong đó chủ yếu là đất ở nông thôn chiếm trên 70%, đất chƣa sử dụng và sông suối 370 ha trong đó đất bằng phẳng chiếm hơn 70% và qua 3 năm không có sự khai hoang để sử dụng. Bình quân diện tích tự nhiên trên 1 đầu ngƣời 640m2.

Trong thời gian tới, đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm, đất chuyên dùng sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hóa của thành phố. Ngƣợc lại xu hƣớng đất lâm nghiệp sẽ tăng do diện tích đất chƣa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới.

3.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Các chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 BQ2010- 2012 I.Tổng số hộ Hộ 47.458 65.791 67.443 103,86 102,51 103,19

1.Số hộ khu vực nông thôn Hộ 1.765 16.119 16.524 913,26 102,51 305,97

2.Số hộ khu vực thành thị Hộ 45.693 49.672 50.919 108,71 102,51 105,56

II.Tổng nhân khẩu Người 279.689 283.333 287.400 101,30 1,01 10,14

1.Khu vực nông thôn Ngƣời 76.303 57.253 58.300 75,03 1,02 8,74

2.Khu vực thành thị Ngƣời 203.386 226.080 229.100 11,12 10,13 10,61

III.Tổng số lao động 100.821 134.281 134.299 100,82 100,01 100,42

1.LĐ nông nghiệp Lđ 3.596 26.856 26.965 746,83 100,41 273,84

2.LĐ phi nông nghiệp Lđ 97.225 107.425 107.334 110,49 99,92 105,07

-BQ LĐ/hộ lđ/hộ 2,10 2,11 2,14 100,48 101,42 100,95

-BQ nhân khẩu/hộ ngƣời/hộ 4,41 4,30 4,26 97,51 99,07 98,28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Toàn thành phố Thái Nguyên năm 2012 có 287.400 nhân khẩu chiếm 24,87% dân số tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phƣờng và 09 xã, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tƣơng đối cao, năm 2011 là 1.543 ngƣời/km2, cao gấp 4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh là 327 ngƣời/km2.

Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I nhƣng quy mô và mật độ dân số vẫn chƣa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I (quy mô dân số từ 250.000 ngƣời trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 10.000 ngƣời/km2 - Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).

Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không có sự biến động lớn qua các năm, năm 2010 dân số thành phố có 279.689 ngƣời, đến năm 2012 dân số thành phố có 287.400 ngƣời, bình quân năm 2010 - 2012 tăng 0,6% nhìn chung tình hình kế hoạch hóa gia đình rất tốt, sự gia tăng dân số không đáng kể.

3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đƣờng quốc lộ - tỉnh lộ - thành phố lộ và liên phƣờng, liên xã. Toàn thành phố có 487km đƣờng trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đƣờng ô vuông thành phố có 42km, trên 300km đƣờng dân sinh, đã trải nhựa và bê tông đƣợc 187km. Đƣờng quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có quốc lộ 1B nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc giao lƣu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài hệ thống đƣờng bộ, thành phố còn có hệ thống đƣờng sắt đi qua khá thuận lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thuỷ lợi

Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nƣớc sông Cầu cung cấp nƣớc tƣới cho các vùng phía Đông và phía Nam của thành phố còn có Sông Công cung cấp nƣớc tƣới cho các xã ở phía Bắc. Song hệ thống kênh mƣơng nội đồng từ trƣớc không đƣợc chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mƣơng đất, khi sử dụng hệ thống tƣới tiêu bơm nƣớc thì lƣợng nƣớc tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tƣợng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hƣởng đến đời sống, năng suất, chất lƣợng cây trồng của nông dân.

- Điện, nước: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lƣới quốc gia với hệ thống đƣờng dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đƣờng hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đƣờng phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nƣớc cấp cho thành phố là nƣớc ngầm và nƣớc hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cƣ trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai hình thức cấp nƣớc phổ biến là cung cấp nƣớc theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nƣớc ngầm, chất lƣợng nƣớc chƣa đạt nƣớc sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thành phố hiện có hai nhà máy nƣớc là nhà máy nƣớc Thái Nguyên và nhà máy nƣớc Tích Lƣơng với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/ngƣời/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống giáo dục

Do thành phố Thái Nguyên đóng vai trò là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên Chính phủ đã có nhiều chủ trƣơng phát triển giáo dục đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố đã đƣợc quan tâm thƣờng xuyên bằng các hoạt động khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học, giáo dục ngoài trƣờng, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bƣớc góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát triển, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.

3.1.4. Điều kiện kinh tế của thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.3. Tình hình tăng trƣởng kinh tế của một số ngành của thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%) Giá trị (trđ) cấu (%) Giá trị (trđ) cấu (%) Giá trị (trđ) cấu (%) 2011 /2010 2012 /2011 BQ2010 -2012 Tổng giá trị sản xuất 25.151.000 100 28.360. 000 100 35.062. 000 100 112,76 123,63 118,07

Nông, lâm, thủy sản 690.000 2,74 754. 000 2,66 850. 000 2,42 109,28 112,73 110,99 Công nghiệp-xây dựng 18.205.000 72,38 20.405. 000 71,95 24.929. 000 71,10 112,08 122,17 117,02 Dịch vụ 6.256.000 24,87 7.201. 000 25,39 9.283. 000 26,48 115,11 128,91 121,81

Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37)