Bài học kinh nghiệm về lĩnh vực trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3.Bài học kinh nghiệm về lĩnh vực trên

Bài học kinh nghiệm đối với phát triển kinh doanh du lịch tại Thái Nguyên là:

Một là, cần có chế độ, chính sách và quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh du lịch và các doanh nghiệp du lịch.

Hai là, xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tại Thái Nguyên đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

Ba là, cần xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Bốn là, các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đặc thù đối với tình hình tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn nào đƣợc sử dụng trong phát triển du lịch và phát triển doanh nghiệp du lịch?

Thực trạng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nhƣ thế nào?

Các chính sách hỗ trợ của Tỉnh, thành phố Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp du lịch nhƣ thế nào?

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Nghiên cứu tiến hành thu thập những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trƣớc đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, tình hình phát triển doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...

Cụ thể là thu thập thông tin từ Tổng cục Thống kê, Sở thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thƣơng, Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thái Nguyên, Cục thống kê Thái Nguyên và các Sở ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra phỏng vấn các đối tƣợng liên quan bằng bảng câu hỏi phỏng vấn.

Đề tài lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Thành phần mẫu bao gồm 30 doanh nghiệp trong tổng số 95 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TP Thái Nguyên, và 10 cán bộ sở ban ngành liên quan. Tỷ lệ mẫu đƣợc lựa chọn theo bảng sau:

STT Thành phần mẫu Số lƣợng mẫu

1 Cán bộ sở ban ngành liên quan 10

2 Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (30 doanh

nghiệp, mỗi doanh nghiệp 3 ngƣời) 90

Các đối tƣợng đƣợc điều tra sẽ tiến hành trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn/ phiếu điều tra. Phiếu điều tra đƣợc thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trƣớc khi tiến hành phỏng vấn chính thức tác giả phỏng vấn thử 3-4 mẫu để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.

Các dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tính bằng giá trị trung bình của điểm thu thập và theo phƣơng pháp Likert

Bảng 2.1. Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4.20 - 5.0 Tuyệt với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 2.60 - 3.19 Trung Bình

2 1.80 - 2.59 Kém

1 1.0 - 1.79 Yếu

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

- Các dữ liệu thu thập đƣợc đều đƣợc kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này đƣợc nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo năm.

- Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel và một số phần mềm ứng dụng để tính toán khác.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp SWOT:

Phƣơng pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threat). Đây là phƣơng pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sự vật, hiện tƣợng, ta đang quan tâm nghiên cứu.

Trên cơ sở nắm bắt đƣợc điểm mạnh của doanh nghiệp, chúng ta sẽ xác định cơ hội cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt khi thời cơ đến.Biết những yếu điểm của mình, doanh nghiệp sẽ biết cách dần khắc phục nó cũng từ đó thấy đƣợc thách thức mà mình gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố chủ quan nằm ngay trong các doanh nghiệp và đó là những điều bản thân doanh nghiệp có thể khắc phục đƣợc.

Cơ hội, thách thức thƣờng là yếu tố khách quan không tuân theo ý muốn chủ quan của con ngƣời và chúng ta phải thay đổi để thích nghi với yếu tố đó. Đây là một phƣơng pháp sử dụng rất có hiệu quả khi phân tích khả năng cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo từng ngành, từng loại hình kinh doanh, từng đối tƣợng khách du lịch) để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đƣợc đúng đắn, cũng nhƣ giúp cho việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả:

Các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phƣơng pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản nhƣ các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lƣợng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng nhƣ có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra đƣợc nền tảng để phân tích định lƣợng về số liệu. Để từ đó hiểu đƣợc hiện tƣợng và đƣa ra quyết định đúng đắn.

Phương pháp so sánh, đối chiếu:

Trong luận văn phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhƣng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập đƣợc sẽ đƣợc sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đƣa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Áp dụng phƣơng pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động nhƣ xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tƣơng đối để xem xét tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trƣớc… Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Qua đó cũng dự báo đƣợc những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là chỉ tiêu đƣợc xem xét để phản ánh hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động xã hội, mức tăng thu nhập của ngƣời dân (thu nhập/ngƣời/năm), giá trị tăng thêm trên một ngƣời sẽ phản ánh phần thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên một lao động sẽ phản ánh hiệu quả sản xuất về sử dụng nguồn lực. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả biến đổi phát triển du lịch và kinh tế - xã hội giữa thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu thời kỳ nghiên cứu nhƣ sự thay đổi tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, giá trị tăng thêm của các sản phẩm chủ yếu, của các ngành, của các vùng và các thành phần kinh tế - xã hội.

Chỉ tiêu về số liệu hiện trạng phát triển du lịch Thái Nguyên

Chỉ tiêu về lƣợng khách du lịch tới Thái Nguyên đƣợc tính theo lƣợt khách đến hàng năm, phân bổ theo 02 đối tƣợng khách: khách Quốc tế và khách Nội địa. Cơ cấu khách du lịch Quốc tế đến Thái Nguyên phân theo quốc tịch khách.

Thống kê số liệu các cơ sở kinh doanh lƣu trú, tàu du lịch phân theo số lƣợng cơ sở đã đƣợc xếp hạng sao và số lƣợng cơ sở đạt tiêu chuẩn, đƣợc phép kinh doanh trên địa bàn.

Thống kê số liệu lao động trong ngành du lịch hàng năm, phân loại theo trình độ đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thống kế số lƣợng doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vốn đăng ký kinh doanh, số lao động của mỗi doanh nghiệp du lịch... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía Nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đƣờng sắt Hà Nội Thái Nguyên, đƣờng bộ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Báo cáo du lịch tỉnh Thái Nguyên)

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/ngƣời, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Lƣơng Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dƣới 80

, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Theo điều tra thổ nhƣỡng của sở Tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất nhƣ sau:

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%. Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở thành phố Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ, chất đất rất thích hợp với phát triển nông nghiệp và cũng thuận lợi cho việc đầu tƣ các khu công nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mƣa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lƣợng mƣa chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mƣa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

Thái Nguyên có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công. Sông cầu có lƣu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lƣợng nƣớc bình quân 2,28 tỷ m3/năm; Sông Công có lƣu vực 951 km2

, dòng sông đã đƣợc ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km2

, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc, điều hòa dòng chảy, tƣới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, cây màu, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nƣớc lớn, nhỏ phục vụ tƣới tiêu và nƣớc sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 Loại đất 2010 2011 2012 So sánh (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2011 /2010 2012 /2011 BQ2010 -2012 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 18.630,56 100 18.630,56 100 18.630,56 100 100 100 100,00 1. Đất Nông nghiệp 9.278,93 49,80 8.989,93 48,25 8.771,87 47,08 96,89 97,57 97,23 Đất trồng cây hàng năm 5.275,07 56,85 4.986,07 55,46 4.768,01 54,36 94,52 95,63 95,07 Đất trồng lúa 3.606,06 68,36 3.358,06 67,35 3.160,00 66,28 93,12 94,10 93,61 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 17,57 0,33 17,57 0,35 17,57 0,37 100,00 100,00 100,00 Đất trồng cây hàng năm khác 1.651,44 31,31 1.610,44 32,30 1.590,44 33,36 97,52 98,76 98,14 Đất trồng cây lâu năm 4.003,86 43,15 4.003,86 44,54 4.003,86 45,64 100,00 100,00 100,00 2. Đất Lâm nghiệp (DT đất có rừng) 2.904,03 15,59 2.904,03 15,59 2.904,03 15,59 100,00 100,00 100,00 Rừng tự nhiên (phòng hộ) 984,82 33,91 984,82 33,91 984,82 33,91 100,00 100,00 100,00 Rừng trồng 1.919,21 66,09 1.919,21 66,09 1.919,21 66,09 100,00 100,00 100,00

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32)