Đánh giá sự phát triển doanh nghiệp du lịch tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72)

5. Bố cục của luận văn

3.5. Đánh giá sự phát triển doanh nghiệp du lịch tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Những thành tích đạt được

Trong giai đoạn từ 2010 -2013, hoạt động phát triển doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên đạt đƣợc các kết quả sau đây:

Về phía doanh nghiệp

- Số lƣợng doanh nghiệp du lịch của thành phố Thái Nguyên liên tục tăng qua các năm. Số lƣợng doanh nghiệp tăng từ 80 doanh nghiệp năm 2010 lên 90 doanh nghiệp năm 2013.

- Số vốn đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, vốn đăng kí kinh doanh là 264.920 triệu đồng đến năm 2013 số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 322.354 triệu đồng, tăng 9.15% so với năm 2010.

- Các doanh nghiệp du lịch của thành phố Thái Nguyên đã giải quyết một lƣợng công ăn việc làm nhất định cho ngƣời lao động. Số lao động năm 2010 là 1292 ngƣời thì đến năm 2013, các DNNVV đã tạo ra việc làm cho 1595 lao động. Số lao động tăng thêm trung bình trong mỗi năm là khoảng 100 ngƣời.

- Số doanh nghiệp du lịch hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi chiếm tỷ lệ lớn, từ 76 đến 91% và đang có xu hƣớng tăng qua các năm.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Để tạo điều kiện thuận lợi và giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng phát triển, thời gian qua cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh và thành phố Thái Nguyên đã đƣa ra nhiều quy định, chính sách nhƣ:

- Triển khai các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp

+ Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Từ tháng 3/2006, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

+ Từ 2009, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện quy định về giải quyết thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Thông tƣ Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và triển khai thực hiện Thông tƣ Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 kể từ ngày 15/9/2008. Thái Nguyên là một trong những địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về cơ chế một cửa liên thông.

+ Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2010 cơ quan đăng ký kinh doanh đã triển khai thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp quốc gia.

+ Luật thuế thu nhập DN có điều chỉnh mức thuế bất bình đẳng giữa DN trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc các DN trong nƣớc hoan nghênh, nhƣng vẫn vấp phải phản ứng của các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vì nó vẫn tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ làm xấu đi môi trƣờng đầu tƣ. Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội thông qua cũng đƣợc đánh giá có bƣớc tiến so với luật cũ, và mặc dù Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hƣớng dẫn thi hành luật đất đai vừa ra đời, đƣợc đánh giá là một trong những nghị định chi tiết và có nhiều điểm mới có tính đột phá tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với nguồn lực đất đai. Tuy nhiên thị trƣờng bất động sản hiện vẫn đóng băng, chƣa chuyển biến nhiều. Các doanh nghiệp đánh giá cao sự chuyển biến tích cực của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan thuộc chính phủ trong việc thực thi pháp luật kinh doanh.

- Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

+ Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015). Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá thuê đất và Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh; Giao các ngành hƣớng dẫn công khai trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn

+ Các tổ chức tín dụng đã bố trí nguồn vốn, thực hiện công khai các quy định và điều kiện cho vay; trình tự, thủ tục vay vốn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu tiếp cận nguồn vốn vay.

- Tạo lập môi trường tâm lý, xã hội

+ Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển doanh nghiệp du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với chính quyền các cấp, cán bộ công chức và cộng đồng dân cƣ.

+ Hàng năm tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam nhằm động viên, tôn vinh, khen thƣởng doanh nghiệp, doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích tham gia các cuộc bình chọn do các cấp, ngành, hiệp hội tổ chức.

3.5.2. Tồn tại, hạn chế

Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên còn châm. Năm 2010 thành phố Thái Nguyên có 80 doanh nghiệp. Đến năm 2013 số doanh nghiệp du lịch tổng cộng trên địa bàn là 95 doanh nghiệp.

Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Thái Nguyên chƣa hợp lý. Tính đến cuối 12/2013, cơ cấu các doanh nghiệp du lịch của thành phố Thái Nguyên là, có 26 doanh nghiệp lữ hành, 29 doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lƣu trú, 24 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách, 1 doanh nghiệp kinh doanh các điểm du lịch, cụm du lịch, và 15 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

Theo tiêu chí phân loại tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì hầu hết các doanh nghiệp du lịch rên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khả năng tích tụ vốn thấp. Vốn đầu tƣ ít, nhất là vốn trung và dài hạn, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay, song tiếp cận về các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện vay vốn, thiếu tài sản thế chấp. Nhiều doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất.

Chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, năng suất lao động thấp, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, ít xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa vƣơn xa, chƣa đứng vững trên thị trƣờng, mặt hàng kinh doanh không ổn định, lâu dài.

Trình độ công nghệ hạn chế, hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhà nghỉ, xe cộ đa phần là cũ, lạc hậu, ít đổi mới công nghệ sản xuất, chất lƣợng và sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh còn hạn chế, chƣa có sự đầu tƣ theo chiều sâu.

Đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm quản lý, quản trị hiện đại, chƣa năng động, nhạy bén, năng lực quản lý về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh tế và khoa học kỹ thuật yếu, chƣa chú ý đào tạo tay nghề cho lao động, tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trƣờng còn chậm. Phần lớn lao động có tay nghề thấp, thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao.

3.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Quy mô kinh doanh còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn tự đầu tƣ còn thấp, khả năng huy động các nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết còn thấp.

Chƣa mạnh dạn đầu tƣ theo chiều sâu, chƣa có định hƣớng kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.

Cơ cấu ngành nghề không cân đối với tiềm năng, nguồn nguyên liệu của địa phƣơng dẫn đến còn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Năng lực tài chính, nhân sự không cân đối, phù hợp với ngành nghề, quy mô tổ chức hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tƣ. Trình độ quản lý còn bất cập, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và gia đình.

Khả năng lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm soát hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp, ngành nghề kinh doanh chƣa đa dạng dẫn đến việc làm, thu nhập của ngƣời lao động ở một số doanh nghiệp không cao, chƣa ổn định, chƣa tạo đƣợc sự yên tâm cho ngƣời lao động.

Một số chính sách hỗ trợ triển khai đến doanh nghiệp hiệu quả còn chƣa cao, chƣa tạo ra động lực thúc đẩy cho phát triển doanh nghiệp. Việc tiếp cận các nguồn vốn, vay vốn phát triển sản xuất của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Ban hành, công khai, triển khai các quy hoạch còn chƣa kịp thời. Một số cơ chế, chính sách chƣa thật sự đủ mạnh và đóng vai trò làm đòn bẩy kích thích, tạo điều kiện các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng phát triển.

Ảnh hƣởng của lạm phát, suy giảm kinh tế, lãi suất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đã ảnh hƣởng đến việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tƣ, mở rộng đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.1. Định hƣớng phát triển du lịch Thái Nguyên và chủ trƣơng, chính sách của Tỉnh trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch sách của Tỉnh trong việc phát triển doanh nghiệp du lịch

4.1.1. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên

Quán triệt, vận dụng và triển khai hiệu quả trên thức tế “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh là những nội dung cơ bản bảo đảm phát triển du lịch Thái Nguyên đúng hƣớng, và mạnh mẽ trong thời gian tới.

+ Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch gia tăng nhanh trong xu hƣớng chung của kinh tế dịch vụ cả nƣớc để khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế. Phát triển du lịch, lấy thu nhập du lịch là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của ngành, phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, tạo giá trị gia tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

+ Phát huy tối đa các thế mạnh của ngành du lịch, hệ thống kinh doanh dịch vụ để khẳng định vai trò động lực của ngành du lịch, kích thích, mở rộng thị trƣờng đầu ra của nhiều ngành kinh tế xã hội. Phát triển du lịch tạo động lực phát triển các ngành liên quan nhƣ nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, thƣơng mại, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông… chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

+ Chất lƣợng hoạt động du lịch phải đƣợc coi trọng hàng đầu, tập trung đầu tƣ khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng, có chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng và giá trị gia tăng cao, có thƣơng hiệu nổi bật.

+ Tập trung đầu tƣ phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nƣớc và của từng địa phƣơng, nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.

+ Phát tiển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài. Khai thác tốt thị trƣờng du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc, tăng cƣờng hiểu biết, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phƣơng, các dân tộc anh em.

+ Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

+ Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu kinh tế, xã hội, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng lợi ích các bên, các vùng miên, tôn trọng văn hoá truyền thống, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hoá dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trƣờng và ngƣợc lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hoá góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, giảm tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trƣờng và văn hoá bản địa.

+ Phát triển du lịch gắn liền với giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao đời sống toàn dân, cải thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo đất nƣớc, địa phƣơng, và là cầu nối hoà bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.

+ Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, đảm bảo trật tự, an ninh toàn xã hội, giữ gìn truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con ngƣời Việt Nam.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, yếu tố tự nhiên và văn hoá dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

+ Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Phát triển mạng du lịch để tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, mở rộng giao lƣu giữa các vùng.

+ Mọi phƣơng án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trƣớc mắt và lâu dài.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc khai thác tối ƣu lợi thế quốc gia, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân, phát huy tính năng động, tự chủ của doanh nghiệp và vai trò kết nối của hiệp hội nghề nghiệp.

Quán triệt quan điểm phát triển du lịch theo tinh thần Chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia đó, Thái Nguyên cần thiết và có thể hoạch định một kế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72)