Kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm trên thế giới

So với thời gian trƣớc, bƣớc sang thế kỷ thứ 21 xu hƣớng phát triển của ngành du lịch trên thế giới không ngừng tăng, số khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới tăng tới hơn 1006 triệu lƣợt khách, thu nhập từ du lịch đạt hơn 900 tỷ USD, thu hút khoảng 400 triệu lao động. Đáng chú ý là khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng hoạt động du lịch quốc tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh. Năm 2010 tỷ lệ khách du lịch quốc tế ở khu vực này đạt 22,8% thị trƣờng quốc tế, vƣợt qua khu vực châu Mỹ là khu vực giàu truyền thống phát triển du lịch. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới đến năm 2020 khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng sẽ đón khoảng 27,34% lƣợng khách du lịch quốc tế của Thế giới. Ngành du lịch vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng cao, ít nhất gấp 2 lần mức tăng trƣởng của GDP thế giới.

Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng, du lịch 10 nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) với những lợi thế về thiên nhiên nhiệt đới và nền văn hóa đặc sắc đã có một vị trí rất quan trọng, hiện chiếm khoảng 34% số lƣợng khách quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế và 38% thu nhập du lịch của khu vực. Bốn nƣớc ASEAN có ngành du lịch phát triển nhất là Malaixia, Thái Lan, Xingapor và Indonexia luôn có số lƣợng khách du lịch quốc tế đông nhất, 4 nƣớc còn lại là Mianma, Campuchia, Lào, Brunay ngành du lịch cũng đang có những bƣớc tiến rõ rệt và có nhiều triển vọng, mặc dù bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và tình hình mất ổn định về chính trị và an ninh của một số nƣớc trong khu vực, mức tăng trƣởng du lịch bình quân hàng năm cũng bị ảnh hƣởng và giảm xuống. Song do loại hình du lịch chính của khu vực này là du lịch tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, các nƣớc ở khu vực này đều có nhiều lợi thế để phát triển du lịch theo các loại hình này, do vậy mục tiêu kéo dài thời gian lƣu trú của khách đã có nhiều khả quan. Kinh nghiệm thực tế ở Thái Lan cho thấy, nếu trong những năm 1990s thời gian lƣu trú trung bình của khách du lịch quốc tế là 3-4 ngày, thì vào những năm 2000s

số ngày lƣu trú đã tăng lên 8-9 ngày, đồng thời lƣợng khách đi du lịch với mục đích chủ yếu là du lịch thƣờng chiếm tỷ lệ cao, số chi phí của khách du lịch chi nhiều nhất cho mua hàng, sau đó là thuê khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển, du lịch và chi phí khác, Vì thế thu nhập từ du lịch quốc tế của Thái Lan tăng nhanh.

Hiện nay đã hình thành sự hợp tác chặt chẽ trong phát triển du lịch giữa các nƣớc có ngành du lịch phát triển mạnh trong khu vực, sự liên kết, hợp tác phát triển giữa các nƣớc Đông Á - Thái Bình Dƣơng, giữa các nƣớc Đông Nam Á song phƣơng và đa phƣơng sẽ mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của mỗi nƣớc. Tại khu vực Đông Nam Á đã và đang triển khai các dự án phát triển kinh tế và phát triển du lịch giữa 6 nƣớc tiểu vùng sông Mê Công gồm Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, dự án xây dựng tuyến đƣờng sắt và đƣờng bộ xuyên Á, nối liền các nƣớc Đông Nam Á trên lục địa, các dự án phát triển du lịch giữa 3 nƣớc Đông Dƣơng: Việt Nam - Lào - Campuchia, các tuyến đƣờng bộ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣờng không, đƣờng biển nối liền các nƣớc trong khu vực và với thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch mỗi nƣớc phát triển nhanh trong tƣơng lai và hội nhập dễ dàng với du lịch Thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 28 - 30)