Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 79 - 85)

Đất nước trải qua bao mươi năm chiến tranh, đã xây dựng ra những con người quần chúng, hiện thân cho ý chí cách mạng. Nhưng khi con người trở về với cuộc sống đời thường thì văn học lại miêu tả con người ở chiều sâu của tâm hồn, cả trong vô thức và tiềm thức. Rất nhiều nhà văn đã đi sâu vào đời sống tâm lý nhân vật, khám phá những phần bản năng, tâm linh đầy bí ẩn. Việc miêu tả đời sống tâm lý đã giúp các nhà văn làm sáng tỏ đời sống tâm hồn của nhân vật. Nguyễn Quang Thân đã khá nhạy bén trong việc miêu tả đời sống tâm lý, tư tưởng của con người. Ở mỗi tác phẩm, nhà văn xây dựng các nhân vật các tình huống khác nhau để từ đó đời sống tâm lý được bộc lộ.

Trước năm 1975, các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân chủ yếu là những nhân vật đơn tuyến, có đời sống nội tâm đơn giản, ít mối quan hệ phức tạp. Sau năm 1975, Nguyễn Quang Thân đã đi sâu vào tâm lý nhân vật hơn, họ có những suy tư, trăn trở với cuộc đời và bao mối quan hệ với gia đình, dòng tộc. Chính những yếu tố này đã bộc lộ tay bút già dặn của

tác giả.

Trong truyện ngắn Gió heo may, Nguyễn Quang Thân đã miêu tả thành công những xao động trong tâm hồn người đàn bà góa khi con gió heo may đột ngột ùa về. Nó đã đánh thức tâm hồn tưởng như nguội lạnh bao năm nay của chị. Từ ngày anh cu Sang mất, chị sống trong cô đơn, buốt giá. Cơn gió kia đã thức trong chị bao nhiêu kỷ niệm. “ Chị nhớ anh. Dù sao đã sống với

chị mười hai năm, không con cái, không làm chị tự hào, kiêu hãnh và thường biến chị thành một người lẩn thẩn, thất tha, thất thểu trên đường làng, túi không tiền, tay cầm một cái chai”. Sau khi làm vỡ cái ấm pha trà có chiếc

răng sâu, chị lẩn thẩn nghĩ: “ Đáng lẽ chị còn phải phơi cái chăn bông và đổ

lạc cũ ra nia cho uống nắng, nhưng vì vướng răng nên tay chị cứ trân trối ngồi trên bậu cửa nhìn ra sân, nhìn đám là chuối khô lật qua, lật lại trong gió như chính cõi lòng bất yên của chị”. Trong chị sống lại hình bóng người

chồng hung bạo và chị cảm thấy “lâng lâng trong cảnh hư và thực, nửa đói,

nửa no, không nghe bước chân mình đi, không cảm giác gì. Khi cầm lên một thứ đồ vật trong nhà. Cái cảm giác này chị đã từng có vài ngày hồi mới cưới và cả cái lần anh cu Ca đè lên người chị, lăn qua lăn lại như một khúc chuối trên tấm phản ọp ẹp”. Tác giả đã để lại cho nhân vật chìm sâu vào dòng hồi

tưởng về những kỷ niệm êm đềm và nhận ra nỗi cô đơn trong hiện tại.

“Những cơn sung sướng kia là thật, còn cái lâng lâng nay chỉ còn là một ảo vọng, một ảo giác mơ hồ như có như không. Chính vì thể mà tâm hồn chị căng thẳng, đau đớn, lòng chị tan nát khi biết rằng tất cả đã qua đi rồi, đã chìm nghỉm trong cơn tuyệt vọng”.

Nguyễn Quang Thân đã bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với những con người đau khổ. Ông đã phát hiện ra những khao khát rất con người mang đầy tính nhân bản. Giúp họ trở về với những cuộc sống đích thực của mình.

Sau vụ Urê, anh dường như biến thành con người khác, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ lão G sẽ tố cáo anh và anh sẽ bị mất chức. Anh cũng ân hận khi chưa làm tròn bổn phân của mình với cô em gái. Đến nỗi nó lấy chồng mà chỉ gửi cho anh một lá thư gọn lỏn mấy dòng thông báo ngày cưới và chắc nó nghĩ: “Có nói với anh cũng chẳng ăn nhằm gì”. Sự dày vò đó ngày càng tăng khi anh về quê. Anh tưởng tượng ra bố từ bàn thờ xuống đón anh. Không hề trách mắng, nhìn anh với cặp mắt dịu dàng khiến anh thấy sợ hãi. Rồi khi nghe em gái giới thiệu chồng nó. “ Chồng em đó! Bây giờ mới gặp nhau là hơi muộn

đấy bác trưởng ạ!” khiến anh giật mình, bởi lâu nay anh đã quên mất vài trò

của mình trong dòng tộc. Anh ân hận vì sự vô tâm và ích kỷ của mình. Những lời trách của cô em gái khiến anh nhói đau: “ Em bắt rể đấy. Nhà này không

có đàn ông, nói dại miệng, nhỡ mẹ có chuyện gì thì làm sao?”. Thực ra mẹ và

em gái có lý. Đã từ lâu anh mới tạt về thăm nhà, mà có về cũng chỉ chớp nhoáng, anh còn mải lo những phi vụ làm ăn béo bở kia. Không phải mọi người quên anh mà chính anh đã quên mọi người. Rồi khi anh cầm quả khế mẹ đưa, lòng chợt thấy nôn nao “ Sao người dân quê mình đôn hậu thế. Và

sao mình nỡ lãng quên. Một nỗi ân hận trào lên trong anh”. Có thể nói nhân vật đang có sự giằng xé nội tâm, đau đớn và day dứt. Trước những bon chen, xô bồ của cuộc sống không khỏi có những lúc lòng người muốn tìm về chốn bình yên nơi quê nhà.

Nhân vật Hảo trong Vũ điệu của cái bô đã có những day dứt, dằn vặt khi anh phải bỏ việc nghiên cứu khoa học để làm cái việc phục vụ “đi bô” cho đứa trẻ. Và có lúc anh đã tự thỏa hiệp với bản thân mình “ mọi thứ dù phi lý đến đâu mà lặp đi lặp lại mãi thì vẫn sẽ được chấp nhận dễ dàng. Việc anh trở thành người giữ trẻ cũng chỉ cần một tuần để trở thành dĩ nhiên.” Trong

anh đã có cuộc đấu tranh tư tưởng rất mãnh liệt. Anh nhớ tới gia đình của

hư vô. Bữa cơm quá tải làm anh khó ngủ. Anh nhớ mẹ cũng giàu, cũng sang trọng, sang trọng cả lúc không còn giàu nữa, cả trong những ngày chiến tranh liên miên… Thực tại bây giờ khiến anh đớn đau. Thú thực là anh ghét và ghê tởm khi chị dám cả gan và sai lầm khi đồng lõa đánh giá nền chính trị thông qua những người đàn ông trên giường. Anh không được chuẩn bị để về sống với người vợ trước đây, để sống trong cảnh ngộ hiện nay. Không chuẩn bị để làm người ở, làm công việc cho người đàn bà thông minh và tinh quái có lương tri và dâm đãng thành thần”… Những câu hỏi về thời cuộc cứ xoáy

sâu trong tâm khảm anh. “Tại sao chiếc CBT125 giá 30 triệu ở ngoài sân kia

vẫn đè cái bóng cao cả của nó lên những giấc mơ nghèo khổ của anh ? Tại sao cái thế giới êm dịu và lung linh của cả gia đình anh nữa lại biến mất dễ dàng đến thế ?”

Nhân vật “tôi” trong Sông nước đời thường cũng được miêu tả qua những động thái tâm lý sâu sắc. Sau lần chia tay với vợ vì cuộc sống mưu

sinh sông nước vất vả, tôi đã nhận ra “ tôi sống mà không có Hồng thì cũng như đã chết. Ngồi trên sà lan trong những chuyến đi dằng dặc với tốc độ lờ đờ, buồn tẻ, tôi thấy mình đã để lại cuộc đời ở đâu đó, một cuộc đời nhọc nhằn, cay đắng, nô lệ cho một người đàn bà. Nhưng nó là chính cuộc đời tôi, số phận an bài cho tôi. Tôi đã mất nó trong cái đêm nọ trên sông Trà Lý khi tay tôi run và ý chí tôi mềm nhũn. Và cái khoảng trống vô bờ bến Hồng để lại trong tôi không biết bao giờ mới khỏa lấp được. Tôi đúng hay Hồng đúng? Tôi tự hỏi và không hề tìm ra được câu trả lời…”. Đây cũng chính là nỗi day

dứt của nhà văn trước những cảnh đời bất hạnh. Cuộc đời của họ sẽ trôi về đâu, về một bến bờ nào đó hay vẫn lênh đênh trên sóng nước.

Khi viết về nữ sĩ Xuân Hương và thi sĩ Nguyễn Du, Nguyễn Quang Thân cũng rất để tâm miêu tả đời sống tâm lý của họ. Đó có thể là những rung động khi ngắm một bông hoa đẹp, khi đọc một câu thơ hay, những cũng có

khi là sự đau đớn quặn thắt tận đáy lòng trước sự rối ren của thời cuộc. Đối

với nữ sĩ Xuân Hương “những bài thơ nôm đáo để của nàng thường được bật

ra khi lòng nàng quặn thắt. Nàng không thể dịu dàng trong thơ. Nhưng lòng nàng thì mong manh mềm yếu. Ai hiểu được lòng nàng?... Xuân Hương cầm tờ giấy lên. Nàng đọc, thấy thương mình, thương đời. Và nàng bật khóc. Lần đầu tiên trong đời nàng khóc trước mặt một người đàn ông. Chàng Nguyễn thì “ Nhìn bó hoa bên cạnh bể nước, chàng mím môi mạnh. Một cơn giận pha lẫn ghen tuông thắt bóp tim chàng. Trong đầu chàng những câu thơ như xếp hàng lần lượt hiện ra. Chàng không thể vào thư phòng của chủ nhân để ghi lại mà chỉ cố nhớ lấy đừng để quên mất. Chàng ngây ngất với những vần thơ đang xô đẩy nhau trong đầu mình… Dưới ánh nến, chàng không thế viết xong bài thơ vì Xuân hương đứng bên cạnh chàng. Chàng mải mê đưa mắt nhìn theo từng nét mực Tàu lần lượt hiện ra dưới tay chàng. Tấm lưng với chỗ thắt eo mềm mại mà chiếc áo lụa không che giấu nổi làm chàng bối rối. Chữ viết của chàng bắt đầu nghiêng ngả, lộn xộn. Một vài câu thất vận không thể bỏ qua…”

Thời buổi tao loạn khiến mối tình của Xuân Hương và chàng Nguyễn dang dở, nàng đi làm vợ lẽ người ta. Chàng Nguyễn nghe tin đó “đứng im

như một cây trúc trên mảnh sân mọc rêu vì ít người qua lại. Chàng gầy đến nỗi như lẫn vào cỏ cây quanh mình. Chàng đang cảm nhận được qua da thịt và sờ mó vào tận tay nỗi đau của đời người, của chính đời chàng và người đàn bà tài hoa bạc mệnh. Chàng khóc. Có thể ba trăm năm nữa mới có người khóc chàng. Nhưng giờ đây chàng đang khóc cho một người đàn bà, cho một mối tình. Những giọt nước mắt chắt ra từ thân thể gầy còm của chàng.... Khi thời cuộc đổ nát, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, Nguyễn Du cũng phải lưu lạc mười năm, nếm trải bao đắng cay, tủi cực, tâm trạng chán chường, cô đơn, buồn bã. “Nguyễn hứa lên Hương Sơn. Nhưng bây giờ chàng không muốn đi nữa. Đêm nay chàng muốn lên núi. Cái hèn của kẻ sĩ là bệnh trầm

kha, không nhờ một ông chánh tổng bốc thuốc được… Biển động, chàng tưởng như đang nhìn thấy từng đợt sóng biển ì ầm phía sau chạy từ Hội Thống về phía Nam rồi tan dần. Lòng chàng lâng lâng trước cảnh hùng vĩ của quê hương và bỗng chốc chàng quên hẳn tiếng hổ gầm trong núi.”

Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, ta còn bắt gặp những dòng hồi ức triền miên của nhân vật. Họ đều từ thực tại suy nghĩ về quá khứ rồi miên man trong những dòng suy tư về những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời mình. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật, những diễn biến tâm lý lần lượt được khơi mở.

Nhân vật Ái trong Ngôi mộ cổ được đặt trong dòng hồi ức hoài niệm, những dòng suy tưởng miên man về cuộc đời. Trên đường đến ngôi mộ cổ thì một cơn bão bỗng ập đến, Ái và Tùy đành phải qua đêm trong một ngôi miếu hoang tối om. Trong tình cảnh đó Tùy tỏ ra rất bực bội, còn Ái lại thấy thu thú vì đây là dịp để anh nghĩ về Dim: “chẳng dễ gì gặp được những bước phiêu

lưu trong thời công nghiệp hóa này”. Và khi mưa mỗi lúc lại càng to “Ái thấy cả không gian ngoài ngôi miếu biến thành nước và hai người đang nằm trong một con thuyền. Mui thuyền đã hạ kín thuyền đang trôi trong đêm và giờ của những giấc mơ đã đến. Ái đi dần vào tâm tưởng mình”. Hình ảnh Dim như đã

được lưu giữ trong ký ức Tùy từ trước giờ đây cứ thế ùa về không tuân theo một logic trật tự nào. Những trạng từ như “hôm ấy”, “lúc đó”, “lần này”,

“dạo ấy”, “bữa đó”... là thông điệp định tính thời gian cho hồi ức được nhớ

lại. Anh vụt nhớ về khuôn mặt hơi gầy của Dim khi nàng nghiêng người rót cho anh một gáo nước vào chậu để rửa mặt trong một lần ở Hòn đảo Rồng gần Vũng Tàu. Rồi hai người đã tính ngày chung sống với nhau, nhưng rồi cái vòng cổ bị mất, Ái đã không thể hoàn thành luận án, hai người chia tay. Dòng hồi ức của Ái về Dim luôn bị cắt ngang bởi những đối thoại của Tùy nhưng anh vẫn không rứt ra khỏi hình ảnh của Dim. Anh lại tiếp tục chìm trong nụ hôn đắm say với Dim trong quán cà phê nọ. Và sau đó nhân vật Ái lại quay

trở lại với những phút gặp gỡ ban đầu với người con gái xa lạ, có cái tên “cũng hơi kỳ” bởi nó bắt nguồn từ mối tình của bố cô với một cô gái quan họ hay ngâm nga câu hát “thương ai đôi con mắt ấy mà lim dim”. Cũng từ đây hình ảnh người ba anh dũng đã hi sinh trong nhà tù của Diệm và cô bé tình báo mười lăm tuổi gan dạ - Dim, hiện rõ qua hồi ức của Ái. Thoắt cái nhân vật lại chuyển kí ức về niềm vui sướng khi cô bé Dim, một cô bé không thích vàng đưa cho anh chiếc vòng cổ vì muốn anh đặt nó ở bảo tàng Hà Nội chứ không phải Paris hay Nữu Ước. Anh nhớ về thái độ dửng dưng của Tùy khi nhìn thấy di chỉ của nền văn hóa Phùng Nguyên, nhớ tới cảm giác đau đớn sau khi tỉnh rượu chiếc vòng đã biến mất. Rồi đột nhiên nhân vật lại miên man trong hồi ức về cuộc sống của một đứa trẻ “giữa thành phố tạm chiếm” về gánh xiếc Chiêu Ly, và rồi anh lại trở về thực tại…”

Qua ngòi bút của Nguyễn Quang Thân ta thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực như ngoài đời sống. Bạn đọc không chỉ thấy được sự chiêm nghiệm sâu sắc, tài quan sát sắc sảo, mà còn thấy cả sự gắn bó máu thịt của nhà văn với mảnh đất, con người quê hương… Đặc biệt cách xây dựng nhân vật của nhà văn hết sức gần gũi, quen thuộc như chính cuộc sống đang diễn ra trước mặt vậy.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w