Giọng điệu hài hước, giễu cợt, châm biếm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 88 - 95)

Giọng hài hước là một trong những nét nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân. Đây là chất giọng tạo nên sự ấn tượng khó phai cho những trang văn của tác giả. Không ồn ào, phô diễn, giọng hài của Nguyễn Quang Thân là cái hài nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng rất có duyên và sâu sắc. Giọng văn này chủ yếu gắn với cảm hứng phê phán khi nói về sự đảo lộn các giá trị trong cuộc sống. Nó biểu hiện ở những cung bậc khác nhau góp phần làm phong phú, sâu sắc cho chất giọng của tác giả.

Độc giả hẳn sẽ rất tò mò và buồn cười khi lần đầu tiên đọc nhan đề truyện ngắn “Vũ điệu của cái bô”. Nhan đề hài hước đã cuốn hút ngay người đọc. Ngôn ngữ trong truyện có phần suồng sã, hài hước và đầy tính châm biếm. Phó tiến sĩ Hảo thất ngiệp, nhà máy đóng cửa nhưng dù gì thì anh vẫn phải sống, sợ "mọc đuôi dài ra", Hảo buộc phải chấp nhận “bán mình, chăn một thằng bé lên ba tuổi rưỡi “, phục vụ nó “đi bô”. Đây có thể là một công

việc hết sức bình thường với một cô gái nông thôn thất học nhưng Hảo thì đó lại là một sự trái ngược chua xót. Nhiệt huyết, tài năng bị xem thường, đề tài khoa học nghiêm túc bị xếp xó, Hảo phải sống bằng một thứ “khoa học giả

cầy” được mã hoá bằng cụm từ “ đề tài nghiên cứu có tính chiến lược”. Có

lúc Hảo cũng nhớ sách, nhớ vở nhưng anh cần tiền uống cà phê mỗi sáng, cần tiền nuôi con, cần cả tiền phục vụ cái xe đạp “cà tàng” hay “sinh bệnh”. Hảo

biết tình thế lố bịch của mình: “Kiên trì sự đố kị muôn thuở của người nghèo,

sự ghê tởm của hàn sĩ bị phỉ báng”. Đáng cười thay trong cơ chế xã hội ấy,

người quản lý khoa học là kẻ chẳng hiểu biết gì về khoa học. Công trình khoa học thực sự thì chẳng được đoái hoài, thứ khoa học "rởm" lại được đánh giá cao. Bởi vậy, chỉ cần một cái tên thật kêu, hai trang đề cương song ngữ (trong đó một đôi chỗ Hảo bịa), Hảo dễ dàng qua mặt lãnh đạo “thường bắt cán bộ

làm thuyết minh song ngữ nhưng bản thân ông không phân biệt được tiếng Pháp với tiếng Anh”. Cách duyệt đề tài khoa học của ông này cũng vậy:

“Cậu khá lắm, tính tư tưởng, tính địa phương, đề tài của cậu ưng cái bụng mình lắm rồi. Nhưng có xin trợ cấp không đấy? Không hả. Tốt. Nhớ khao nhé!. Ông ký một cái rẹt, chữ ký như con bọ cạp đang bò”. Và mọi chuyện phi

lý trở thành dĩ nhiên “như một giáo sư nổi tiếng ốm đau kéo dài phải đốt sách

để sưởi, như việc cái xe đạp nào cũng phải tòn teng một tấm biển số thời nào”

Tác giả nhiều lần sử dụng biện pháp so sánh độc đáo như “đói là con

hổ, đừng nhìn nó, nhìn là nó vồ ngay”. Hay Tứ vừa bước vào đúng lúc Hảo

đang nghĩ đến anh, “trông anh nhem nhuốc như cái xơ mướp nhúng vào

thùng bột màu”. Khi nghe Tứ nói có việc mới hợp với anh trong khi cơ quan

đang thất nghiệp thì mặt của Hảo nghệt ra “y như đang thu vén quần áo để

vào hỏa lò”. Đó còn là chị chủ nhà “đẹp, sang trọng và thừa thãi”, được miêu

tả là “con kền kền cái lười biếng rỉa xác một con voi, tuy là người tiêu tiền

nhưng lại không có cái say mê của những chó sói săn mồi”. Chị ta đã đánh

đổi cả hạnh phúc của mình để có được tiền bạc và sự nhàn rỗi nhưng khi có chúng rồi thì lại không biết dùng chúng vào việc gì ngoài những cuộc phiêu l- ưu tình ái. Ông chủ nhiệm uỷ ban khoa học tỉnh nhưng “không hiểu gì về

khoa học”, lại luôn miệng hô khẩu hiệu “đã, đang và sẽ cố gắng” rồi còn áp

dụng nó cả trong giường ngủ. ..…Khi được ở bên tình nhân thì “ông sững sờ

vì hạnh phúc cũng như kẻ tử tù kia đang nằm mơ thấy cái cọc thì bỗng thấy trước mắt mình một con gà mái quay, nghẹn ngào nhìn nhưng không ăn được”. Nhiệm vụ làm người tình không hoàn thành “ Ông đổ lỗi cho tính đãng trí, bỏ quên chai rượu tắc kè ở nhà, chửi sự quản lí khách sạn xuống cấp vì cái giường cứ kêu cót két, chửi rủa cái váy ngủ của chị, làm gì mà phải dùng đến hai cửa ra vào làm ông nhầm lẫn lung tung, sự xa xỉ của nền dân chủ tư sản”... Bên cạnh việc miêu tả “nhà đạo đức luống tuổi” tác giả còn

nhắc đến nhà kinh doanh trẻ “không quốc tịch, không hộ khẩu”, sẵn sàng hạ giá trứng vịt lộn toàn thành phố xuống một nửa vì một phút bốc đồng với

người đẹp nhưng cũng rất sòng phẳng, rạch ròi với từng bữa ăn bao người tình…Nhân vật đặc biệt được Nguyễn Quang Thân miêu tả cũng không kém phần hài hước là bé nhóc ba tuổi rưỡi. Buổi đầu ra mắt thầy nó đuỗn mặt đòi “ị”. Câu vấn danh “Oắt xi ô nêm mơ” (What your name?) được nó biến thành lời chửi (Đ... bu mày!) rất du dương. Nhân loại chưa đổ đốn đến mức biến một câu vấn danh thành câu chửi, vậy mà người đàn bà kia đang hi vọng biến nó thành một “The Man” chính hiệu với vốn kiến thức ngoại ngữ đủ để có thể "phân biệt được nhà vệ sinh nam nữ ở sân bay và biết đọc tên các công ty

trong thành phố”. Đây là biểu tượng của thói “học làm sang”, và cũng là sự sỉ

nhục với tầng lớp trí thức như Hảo. Nhưng lại có những con người như “Anh

không bao giờ cạn sinh lực giống như nhà nước không bao giờ cạn tiền” (

Kiếp trước). Hay như cách so sánh “ hắn bỏ chạy như một thằng ăn cắp sau

khi móc túi được cả một cuộc đời và đang hối hận, đang sợ mất đạo đức”

(Mưa sao băng) “Nó mảnh khảnh vì đến năm thứ ba thì những sinh viên tỉnh

lẻ xa nhà đã tiêu hết lớp mỡ dự trữ tích được ở nhà…Ở cái tuổi nó thì một món nợ tinh thần còn sáng giá hơn cả thành La Mã. Anh đâu có hiểu bây giờ là hoàng hôn và chút nữa thì đêm sẽ nuốt tất tật vào cái bụng không đáy tối ngòm. Danh dự sẽ được mua vào ngày mai, còn đời con gái thì phải bán ngay vào lúc này, anh hiểu chưa?” (Cô gái hoàng hôn). “Chưa ai từng đặt môi lên môi nàng. Có lần đi công tác dài ngày với một ông giám đốc (cầu cho linh hồn ông ta thanh thản trên thiên đường sau cái tai nạn ô tô khủng khiếp với vợ một nhà thầu), nàng phải đóng vai một con lươn để tránh những cái hôn của con người vẫn cho rằng mình có thể làm tất cả”. (Chiếc mùi soa sạch sẽ)

Ngôn ngữ chuyển nghĩa độc đáo bất ngờ được Nguyễn Quang Thân dùng để chứa đựng tiếng cười: “Cái đầu video bắt đầu rên rỉ... Trước đây chị

vẫn dùng cái “hộp nhựa Nhật Bản” ấy để khởi động “nhà đạo đức luống tuổi” của chị…Ông Vị tìm mọi cách sử dụng “đôi bàn tay vàng”.Ngoài ra tác

giả còn sử dụng những tổ hợp ngôn ngữ độc đáo tạo sự hài hước “Nhà kinh doanh không quốc tịch đã kịp đầu tư một “vật lạ” vào nội địa trước khi bị trục xuất” hay “ngân sách ái tình của ông ấy được tư bản Hồng Hông trợ cấp một nửa, nửa kia moi ruột nhà nước”, “những bữa cơm trưa quá tải với sự đồng loã tội lỗi của những chai rượu Anh và kỹ nghệ vi mạch Nhật Bản...Ôi tiền giấy và sắc đẹp, những lá bài của số phận éo le”…. Hay như “ Anh ấy

chiếm đoạt em như “đề” một cái Honda nghĩa địa, vui mừng vì nó đã nổ máy rồi lăn ra ngủ”. (Bà góa trẻ)

Kiểu câu cấu trúc trùng điệp làm thành một ngữ điệu mỉa mai rất hài hước “Anh cám ơn vì chị đã làm cho cuộc đi biển của anh có ý nghĩa. Anh gọi

chị là bà làm chị kiêu hãnh, sau đó là chị làm chị ấm lòng và cuối cùng là em làm chị sung sướng. Cuộc cách mạng về xưng hô ấy chỉ diễn ra trong vòng mười lăm phút. Phút thứ mười sáu thì anh nói anh đã thuê hai hécta rừng thông chiều nay để không ai được phép lai vãng qua. Phút thứ mười bảy thì lưng chị đã lấm đầy cát và sau đó cuộc hành trình vào thiên đường lần đầu tiên trong đời”.

Trong Người đàn ông trên ban công “ Vua nước Triệu thích cưỡi ngựa

nên yêu ngựa. Vua nước Vệ thích đánh nhau nên yêu trẻ con. Anh yêu nhà nên thích đất đai. Anh luôn nằm mơ thấy những thành phố trống rỗng, có rất nhiều đất trống”.

Tác giả còn dùng ngôn từ giễu cợt như “trí thức nhìn chung là ít phải

trả tiền dù đi với mĩ nhân, chỉ hơi tốn nước bọt mà thôi. Cuộc đi chơi kết thúc ở hàng chả cá nổi tiếng giữa những ông tây bà đầm trả bằng đô la. Thế là nhờ chị anh hoàn thành vượt mức kế hoạch chín năm trước thời hạn. Anh định đúng vào năm 2000 sẽ tập trung toàn lực lượng đi ăn bữa chả cá đầu tiên và cuối cùng trong đời. Ăn xong uống cà phê xong, cái hóa đơn đặt trên bàn làm anh suýt ngất như vừa mua cả tháp Épphen”. Hay “Ông càu nhàu:

Sao em không mặc bộ bikini hai mảnh của Thái ấy? Ông vẫn hay phàn nàn mốt Hà Nội dạo này hở hang quá nhưng trong một chuyến đi Băng Kok chính ông đã mua tặng chị hai bộ bikini ấy. Hôm ấy chị cố ý mặc bộ đồ tắm biển cổ điển được mậu dịch quốc doanh phát hành được sở văn hóa xét duyệt – một bộ đồ tắm có thể cấp bằng “tiết hạnh khả phong”. Ông Vị đành phải đầu hàng trước bộ đồ ông đã từng duyệt mẫu trước đây”.

Trong Thưa bà, tác giả cũng tạo sự hài hước bằng hàng loạt các từ ngữ

trào phúng như :“ Đúng là bà ta. Tay Dương run bắn lên. Anh vừa nuốt phải

một con gián… Dương cúi xuống quyển sổ chia lớp để tránh cái Đẹp đang xăm xăm bước vào phòng mình…. Theo kinh nghiệm của Dương thì các thí sinh lớn tuổi thường hay mất điểm vì nhân chia sai nên anh đã phải bỏ ra một tuần cho ông học thuộc bảng cửu chương. Ông thuộc khá nhanh, trong một lần kiểm tra miệng, ông vỗ đùi đánh đét phát hiện: Chú Dương này, cửu chương vẫn là thứ logic hình thức. Đời không phải thế đâu nhé. Tôi hỏi chú, nếu cứ đằng thẳng ra hai với hai là bốn thì cơ ngơi nhà tôi đếch được như hiện nay. Hay khi ông đã đỗ tốt nghiệp nhưng chị không đẻ được nên chương trình thượng lưu hóa mới chỉ hoàn thành một nửa”….

Hay trong Mưa sao băng “thỉnh thoảng có anh chàng bị vợ “bắt ly thân một tối” tìm đến tán tỉnh, có anh cả gan thề thốt, quỳ trên hai đầu gối hẳn hoi đòi ngủ lại, phải ngồi nghe một cách lịch sự, phải tống khéo khách ra cửa mọt cách lịch sự, toàn những thứ nuốt không trôi”… Khi nói về người chồng của mình, nhân vật tôi cũng dùng những lời nói rất hài hước “Nhưng anh chẳng đụng tay vào việc gì, anh là mẫu người

của tính thờ ơ. Hình như tất cả thời gian anh dành để “dạy dỗ” vợ… Hắn bẽn lẽn đứng trước những tràng pháo tay như sấm của cánh trẻ và những đôi mắt sợ hãi của cánh già”. Trong Đĩa xa lát Nga những ngôn

hộ sinh, bên cái bàn đẻ, mà lại vào lúc nửa đêm. Một nhà hộ sinh nửa tư nhân, nửa nhà nước do một bà mụ có nghề, có cơ sở, nhà cửa, biển hiệu “trước ngày tiếp quản”, sau buộc phải vào công tư hợp doanh vì không biết phải mua cồn sát trùng ở đâu. Những bức tường nửa thế kỷ không quét vôi, những chậu men lavabo vàng úa, chỉ có những cái fooc xép bằng mốc là chưa han gỉ tuy không ai thống kê nó đã làm đần độn mất bao nhiêu thiên thần trẻ em. Bà mụ chủ trót trương biển hiệu “sage femmer tốt nghiệp tại Paris” nên bà không muốn thay mất những gì có trên nhãn hiệu Pháp quốc, kể cả nước vôi vàng thuộc địa ngoài tường bao. Bà sợ mất “din” dù chính bản thân bà cũng đã về với Chúa và cô con gái tiếp thu cơ ngơi của mẹ”….

Tác giả kể về người tình của nhân vật “tôi” đã lừa cô ấy khi anh đi công tác vắng nhà “ Nó tự nhận là giám đốc một công ty thương mại, khai đại một cái tên

Mít hay Xoài nào đó, đến nhà vợ tôi với cái áo sơ mi trắng bong túi trước ních chặt đô la (cũng có thế là đô la âm phủ), vài miếng xà bông Lux làm quà ( thật tiếc cho hãng Lux, giá như họ biết thêm vào quảng cáo dòng chữ : Lux thơm quên cả chồng thì chắc là ấn tượng lắm) và lập tức có ngay quyền làm chồng, làm cha”. Nhân vật tôi còn bật cười khi nhận được lời khen của cô y tá “Ông căn thế nào mà cả hai lại đi đẻ một ngày, lại đủ cả nếp lẫn tẻ, tài thế. Tôi im lặng nhận liều một lời khen”….. “ Vợ tôi à ơi ru con trong nhà. Chắc cô ấy đang nhớ tới người tình mặc áo sơ mi trắng và thơm mùi xà bông Lux”.

Giọng điệu hài hước cũng được thể hiện trong Thuế giường. Khi tác giả nói đến cuộc hôn nhân của tiến sĩ Đán “cũng như những cuộc tình trời

cho khác chủ yêu nhờ hoàn cảnh ngẫu nhiên. Ông bị ngã nước sau khi xuống sân bay được mấy ngày. Với sự a tòng và giúp dập của bà cô, cô hàng vải ngày ngày chăm sóc đút cháo lão cho ông trong bệnh viện. Khi ông lành bệnh thì rơm đã ngấu và thượng đế quẳng vào đó một que diêm, lập tức lửa bùng cháy trong căn phòng nhỏ dành cho ông, giữa những kiện hàng chưa mở, xe

Sim sơn, áo lông Đức và trên bàn cái đíp-lôm đỏ chói”… Tôi đã yêu, rồi cưới Hoài vì cái mũi ấy. Cũng vì cái mũi ấy mà tôi bỏ việc đi đào vàng, buốn chuyến, làm “hoa tiêu”, đã giàu rồi phá sản, lại giàu, phá sản lần nữa, và đang giàu trở lại. Trước ngày cưới cái mũi này về, tôi yên phận làm một anh kỹ sư “đánh dậm” ở văn phòng Bộ Thủy sản mỗi tháng lĩnh chưa đến năm mươi ngàn”. (Cô gái hoàng hôn)

Người kể chuyện lại tiếp tục dẫn dắt câu chuyện bằng một giọng kể hài hước “Bà cô và cô hàng vải đưa ông từ bệnh viện về rồi bà cô biến đâu mất,

điện lại cúp đột ngột. Ông không thấy gì hết trong căn phòng tối om. Rồi ông thấy lướt qua mình cái đẹp được bọc trong bộ quần áo mềm và thơm phức, hàm chứa quá nhiều ẩn ý. Ông quờ tay một cái, như chạm phải một quả mận đã chín mùi. Mọi việc sau đó thế nào ông không nhớ nổi. Chỉ biết mãi sau này, những lúc thấy mình bất hạnh trong cuộc hôn nhân không vừa ý, ông đổ cơn giận lên sở Điện lực và nhà máy Diêm”. Hay như “Chị mỗi ngày một phởn phơ, láng bóng, ông thì teo tóp gầy mòn, bà cô thưa đi lễ chùa hơn đến

mức tạo ra một tin đồn là do bà bị một ông sư phụ tình. Rốt cuộc chỉ ngôn ngữ nước nhà và đạo Phật là bị thiệt”

Tiếng cười bật ra nhưng lòng tác giả lại đang xót xa. Nó càng tô đậm bi kịch của người tri thức. Cười đấy nhưng cũng là khóc đấy.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 88 - 95)

w