Giọng điệu xót xa, chia sẻ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 87 - 88)

Khi chứng kiến những nỗi đau hay số phận bất hạnh, cũng như sự tha hóa của con người, Nguyễn Quang Thân đã vô cùng xót xa. Đó là sự cảm thông chia sẻ, đồng cảm cùng nhân vật.

Trong Ngôi mộ cổ, tác giả đau xót khi chứng kiến sự tha hóa trong đạo

đức nghề nghiệp: “ Anh sung sướng, cay đắng giống như vừa mới đưa tay vào

lửa cứu đứa con của mình ra. Đứa con sẽ được cứu thoát, cả cánh tay và da thịt anh đang nhức nhối, hơn thế nữa một cám giác chua chát trước những dục vọng tầm thường của con người.”.

Trước nghịch cảnh cuộc đời, kẻ tri thức như Hảo phải đi trông trẻ thay vì tập trung nghiên cứu khoa học, tác giả cũng bật ra giọng bàng hoàng xót xa. “ Mọi thứ dù phi lý đến đâu mà lặp đi lặp lại mãi thì vẫn chấp nhận được

thành dĩ nhiên. Dĩ nhiên như một ông giáo sư nổi tiếng ốm đau kéo dài phải đốt sách để sưởi, như việc cái xe đạp lúc nào cũng phải tòng teng một tấm biển số thời nào”… Hảo như đui mù. Anh không được chuẩn bị cho sự nghèo khổ và bệ rạc. Không được chuẩn bị để sống với người vợ trước dây, để sống trong cảnh ngộ hiện nay. Không chuẩn bị để thành người ở, người làm công cho người đàn bà thông minh, nhưng tinh quái có lương tri và dâm đãng đã thành thần”.

Trong Thanh minh, nhân vật Kiểm cũng bàng hoàng, xót xa khi một

cô gái trong sáng như Hương cũng không chịu làm nhân dân mà cũng cố bon chen để trở thành cán bộ. Những hy vọng cuối cùng của Kiểm bị sụp đổ. “

Tôi thấy ngực mình nở toác ra, thành trống không. Lâu đài của mộng tưởng quá khử và tương lai nữa sụp đổ. Tôi chào Hương, rẽ đại vào con đường rải đá giữa một cánh đồng lạ. Tôi ngồi xuống một hòn đá cạnh đường. Tôi khóc. Cánh đồng lúa đang thì con gái rập rờn trong gió. Chỉ có những cây lúa là yên phận làm nhân dân. Nhân dân vĩ đại và trường cửu.”

Tác giả cũng xót xa khi chứng kiến nỗi bất hạnh của chú Bạch Vân trong Cây bạch đàn vô danh. Vợ chú mất sớm, một cái chết đau đớn. Chú

Bạch Vân ôm ngang xác vợ về nhà “mặt mũi chú tái xanh như chú cũng chết

vì sự ngu ngốc của con người”. Khi con trai chú trốn đi bộ đội và hi sinh, chú

ngồi xếp bằng tròn trên giường gảy đàn. “Chú nghĩ gì? đôi mắt chú trống

rỗng. Người ta cảm thấy lồng ngực chú trống rỗng vì đau đớn. Chú không khóc. Những giọt nước mắt của chú cạn rồi hay chảy vào trong”. Đó là sự

tuyệt vọng vô cùng khi cuộc đời chú gặp quá nhiều đau khổ.

Bằng tình cảm nhân ái và bao dung, Nguyễn Quang Thân cảm nhận mọi bi kịch con người và cất lên bằng lời văn chua xót nhưng đầy cảm thông và chia sẻ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w