Nhân vật người trí thức

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 52 - 62)

Người trí thức là một đề tài nổi bật của văn học Việt Nam sau 1975. Mỗi nhà văn có một cách tiếp cận riêng. Với Nguyễn Quang Thân thì đề tài về người trí thức dường như xuyên suốt từ tiểu thuyết đến truyện ngắn. Khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân, ta thấy thế giới trí thức của ông rất đa dạng với đủ các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Họ cùng sống

trong hoàn cảnh xã hội vừa mới xóa bỏ bao cấp, bước sang nền kinh tế thị trường với đủ các nghề nghiệp như kĩ sư, nhà báo, giáo viên, nhà khảo cổ, tiến sĩ ngôn ngữ học, phó tiến sĩ hóa học, nhà địa chất… họ có những ước mơ, hoài bão khác nhau nhưng cùng sống trong một xã hội đầy biến động của một thời kì đất nước hội nhập. Chính vì thế họ cũng bị cuốn vào vòng xoáy chung, và đã có những giá trị bị đảo lộn. Người trí thức bị giằng xé giữa một bên là khát vọng gìn giữ phẩm giá, khao khát bảo vệ lý tưởng của mình còn một bên là nhu cầu của cuộc sống, gánh nặng cơm áo đã khiến họ phải hi sinh nhiều ước mơ, ý tưởng đẹp.

Chiếm số lượng lớn tác phẩm về đề tài người trí thức, Nguyễn Quang Thân đã dành số lượng lớn trang viết để đề cập đến những số phận riêng, những bi kịch mà họ phải gánh chịu. Sống trong xã hội đảo điên của nền kinh tế thị trường, họ phải gánh chịu những giằng xé giữa lý tưởng và cuộc sống cá nhân đến mức tự đánh mất mình. Trong những câu chuyện đầy chua chát mà tác giả kể ra ở đây ta thấy sự bất ổn của cơ chế xã hội. Trong Vũ điệu của cái Hảo là một phó tiến sỹ còn trẻ, có tài làm ở nhà máy giày. Cả đời anh luôn tâm niệm sẽ đóng góp hết tài sức để xây dựng nhà máy phát triển. Anh đã dày công nghiên cứu và cho ra đời một loại keo dán giầy hảo hạng. Chưa kịp mừng vui, khi qua được “bát quái thủ tục thì khách hàng đã tẩy chay thứ giày

bong mũi của nhà máy”, vậy là nhà máy phải đóng cửa và Hảo lâm vào tình

cảnh thất nghiệp. Vì anh phải lo cho cuộc sống của gia đình và đứa con gái đang học trên Hà Nội nên đã chấp nhận làm bảo mẫu “hai mươi tờ giấy bạc

năm nghìn đủ sức mạnh biến Hảo thành một người trông trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày. Việc anh đến làm người giúp việc trong nhà cho chị chủ giàu

có cũng là có ý của chị ta. “Không phải là cần người đàn ông để dạy cho

cháu nó nam tính mạnh mẽ, sau này ganh đua với đời” mà còn là giúp chị

“không quốc tịch cũng không hộ khẩu”. Bị bà chủ nhà điều khiển cũng đồng

nghĩa là lương anh tăng lên đều đều. Sau những lần đồng lõa che giấu cho thói dâm đãng của bà chủ nhà, nhìn lại công việc mình đang làm Hảo thấy căm ghét bản thân và bàng hoàng về cuộc sống hiện tại của mình “ Hảo như đui mù. Anh không được chuẩn bị để về sống với người vợ trước đây, để sống trong cảnh ngộ hiện nay. Không chuẩn bị để làm người ở, làm công việc cho người đàn bà thông minh và tinh quái có lương tri và dâm đãng thành thần”… Tại sao chiếc CBT125 giá 30 triệu ở ngoài sân kia vẫn đè cái bóng cao cả của nó lên những giấc mơ nghèo khổ của anh ? Tại sao cái thế giới êm dịu và lung linh của cả gia đình anh nữa lại biến mất dễ dàng đến thế ?”

Đó là bi kịch của người trí thức nặng gánh áo cơm, họ bị bó buộc vào cuộc sống mà đánh mất bản thân mình. Xã hội chuyển đổi cơ chế, những kẻ bất tài thì lại nắm quyền lực còn những nhà khoa học thì bị “xếp xó” thậm chí

là thành “người ở”. Dần dần, họ đã bị tha hóa lúc nào không hay.

Cũng là bi kịch về nợ áo cơm, tiến sỹ ngôn ngữ Đán trong Thuế giường phải sống trong không khí ngột ngạt, tù túng khi không đáp ứng đủ cuộc sống vật chất cho người vợ thực dụng. Những món hàng mang về từ Đức “những chiếc áo lông, bàn là, những chiếc xe Sim sơn và những kiện

hàng chưa mở” đã khiến cô hàng vải xiêu lòng, chấp nhận làm vợ anh nhanh

chóng. Để đến khi số hàng đã hết, lương ông ở viện trả không đủ cho cô ta tiêu thì ông chỉ còn là “khúc gỗ” phải sống dựa vào số tiền cô ta đi buôn vải lậu chuyến Hà Nội – Đồng Đăng. Tác giả đã cắt nghĩa hoàn cảnh bi kịch của tiến sỹ ngôn ngữ họ Đán như sau:“ khi đôi vợ chồng không con cái mà quan

hệ lỏng lẻo đến mức tiền ai nấy tiêu, chăn ai nấy đắp thì trong trường hợp người vợ đi “buôn chuyến đường dài”, các thống kê xã hội học tin cậy cho biết đến 91% các bà vợ không giữ được an toàn văn hóa. Chị ra đi đúng trong hoàn cảnh gia đình như thế để tìm ra lối thoát cho mình về mặt kinh tế và thẩm mỹ”. Những lần vợ vắng nhà, Đán lại chịu cảnh giường đơn, gối

chiếc, cảnh “cám treo heo đói” trong khi bà vợ đã “no xôi chán chè” bên ngoài cùng người tình. Cuộc sống của Đán tù túng, bực dọc về tinh thần nhưng lại được xoa dịu bằng những thức quà sau mỗi chuyến đi buôn “nào lê,

nào táo, nào tượng phật, chuỗi hạt cho anh và bà cô, chị để lại cho hai cô cháu những món tiền lớn mỗi tuần, lớn đến mức ông khôi phục được món cà phê có thuốc lá buổi sáng và thuốc lá có cà phê buổi chiều”. Có lúc tưởng

như Đán không chịu nổi phải thét lên trước sự lạnh lùng của vợ “Thì cô cũng

phải nộp thuế cho tôi chứ?”. Hình như chỉ chờ có thế chị gập người ngồi dậy

và chị xỉa xói như cái vòi nước rửa xe mà chúng ta vẫn thấy trên vỉa hè: “Tôi

cho anh biết, anh đừng có giở cái giọng ấy ra. Vậy anh không biết những đồng tiền, những cắc bạc mà tôi mang về cái nhà này là nhờ trốn thuế à ? Nhà nước còn chưa thu thuế nổi tôi huống gì anh”. Chao ôi đớn đau thay, cơ

chế thị trường đã len lỏi vào tận giường ngủ của gia đình trí thức như Đán khiến người ta mất hết tình nghĩa và trở thành người dưng.

Trong Cây đắng cay nhân vật ông Giáo cũng gặp những khó khăn, bi kịch khi là một ông giáo di cư từ vùng Nghệ Tĩnh ra để khai sáng ở Thủ đô văn hiến. Cái tâm ông Giáo hiền lành, cái tính thẳng thắn nhưng cũng không làm cho cuộc sống gia đình ông giàu có lên được bởi bà vợ ông - một bà Thát chơ gang thép đã tuyên bố đêm qua rằng : “ Nếu hôm nay ông không chịu lặn

lội để tìm ra một chỗ dạy thêm làm tăng trưởng số tiền lương còm của ông thì coi như “bếp đã giải tán và mời ông ra ăn cơm bụi bằng chính tiền lương của ông chứ bà không cưu mang ông nữa”. Và ông càng day dứt hơn là nỗi nhớ

quê , nó càng dạt dào hơn khi được ông bạn mời ăn món “nhút” – món ăn mà 40 năm ông lại được nếm. Cùng với thứ lá “đắng cay” ăn kèm cho đủ bộ, ông

thấy cuộc đời mình sao lại có nhiều bĩ cực đến thế….

Ngược lại với những người tri thức chân chính, lại có những tay tri thức vụ lợi, luôn tìm cách hãm hại người chân chính để tước đoạt thành quả lao động của họ. Trong Ngôi mộ cổ nhân vật Tùy và Ái là đôi bạn thân. Họ là

người có niềm đam mê đồ cổ và đang cùng tham gia một dự án khai quật để tìm ra những di vật cổ xưa, những mảnh tước, mảnh rìu có giá trị văn hóa để mang về Hà Nội trưng bày. Nhưng khi khai quật thấy chiếc vòng tay có từ thời Phùng Nguyên thì dục vọng thấp hèn trong Tùy bùng lên. Anh ta đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt chiếc vòng ngọc cổ quý giá đó. Nhưng trò ảo thuật của Tùy đã bị Ái phát hiện. “Anh lấy hết sức của tình yêu và lòng căm

thù nhìn thẳng vào mắt Tùy và anh cảm thấy mình đã đóng đinh kịp thời một tội ác… và chua chát trước những dục vọng thấp hèn của con người”. Đáng

buồn thay dục vọng ấy lại ở trong một nhà nghiên cứu như Tùy. Trong thời gian Ái say mê nghiên cứu cổ vật thì Tùy lại học trò ảo thuật của cụ Chiêu Ly để thỏa mãn ước vọng đổi đời của mình để đến nay bị Ái vạch mặt và trả lại những giá trị văn hóa suýt bị đánh cắp: “Những điều ấy cũng chẳng kẽ gì vì

những cái vòng chắc chắn sẽ được cứu thoát, đứa con sẽ được cha đưa ra khỏi lửa dù cánh tay vạm vỡ của người cha đã bị cháy đen…”

Rồi Thảo trong Người không đi cùng chuyến tàu là kẻ “té nước theo

mưa” xu thời, luôn nói những điều chỉ có lợi cho mình “Anh ấy vẫn thường nói không đúng điều mình nghĩ trong một số chuyện. Các chi tiết thường được thay đổi ra sao cho có lợi hay phù hợp với anh”. Khi nghe Đính đề xuất ý kiến làm lại dự án vì dự án trước đã chọn nhầm phương án tối ưu thì chính Thảo bạn thân của Đính là người công kích anh, ra sức phản bác thậm chí là muốn đẩy anh đi nơi khác vì nó liên quan đến quyền lợi của Thảo. Khi bản đề án của Đính được Bộ thông qua, Thảo liền chớp lấy cơ hộ giành lấy thành quả của bạn: “Anh say mê lao vào thực hiện những ý nghĩ, phương án

của người vừa đánh bại mình với sự hào hứng tột bậc. Quả anh là người của hành động, là người thực hiện hoàn hảo các ý nghĩ đã được công nhận, là người chạy đua tuyệt vời trên con đường đã có sẵn”. Nhờ có phát hiện của Đính mà công trình đã hoàn thành hoàn hảo. Đính xin chuyển về bộ.

Anh ra đi trong sự lãng quên của mọi người trong khi Thảo là người tiến thân nhanh chóng, vì “Thảo là người thích hợp nhất để biến tất cả các thứ ý

nghĩ, đề án, giấy tờ ấy thành hiện thực”… và chính Thảo cũng đã phải thừa nhận: “Cậu nên nhớ rằng đời con người thường có những bước ngoặt mà

chính anh ta cũng không nhận ra. Anh khéo xử thì ăn to, nếu không lại như sên bò cột mỡ, lại lăn xuống chỗ ban đầu. Vài lần như thế là hết đời ! Có phải thế không ? Như bản thân mình cái ngày sóng gió ở H, là bước ngoặt may mà không rơi xuống chân cột”. Thảo đúng là điển hình cho loại người

cơ hội, vụ lơi, luồn lách trên con đường công danh để tiến thân. Chính vì cậy mà “Thảo gặp hết thành công này đến thành công khác, anh có dịp phô bày

tất cả mọi mặt đẹp, mặt mạnh của mình ra”. Vì quá ích kỉ Thảo đã đẩy người bạn của mình vào bi kịch. Nhưng ngược với Thảo, Đính lại là người trí thức chân chính, anh say mê nghiên cứu đến quên đêm, quên ngày, quên cả cuộc sống riêng tư của chính mình. Dù ở đâu anh cũng “không bỏ qua một cơ hội nhỏ nào để góp phần hoàn thiện cuộc sống. Cuộc sống cần những người như anh đến bao nhiêu, những người không bao giờ hờ hững với vẻ đẹp cũng như cái xấu của nó. Nhờ có anh, mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”. Đây cũng chính là niềm tin mà tác giả gửi gắm vào cuộc sống trước

những xô bồ, bon chen của kinh tế thị trường.

Chúng ta vẫn không quên được nhân vật Bình – Chủ nhiệm hợp tác xã Bình Minh trong Mùa cày. Chị là người có trách nhiệm với công việc của tập thể. Tuy hoàn cảnh riêng chị sớm mất mát, chồng chị đi chiến trường và nằm lại không về, để lại cho chị bé Don nay đã lên 10. Chị vừa chăm lo cho con vừa lo cho việc hợp tác xã. Cánh đồng 5ha của hợp tác xã Bình Minh đã vào vụ cày để xuống giống nhưng cấp trên vẫn chưa cho đội máy cày về. Bằng sự tâm huyết của người lãnh đạo và trách nhiệm của việc chung và cả sự cảm thông với đội máy đã khiến cấp trên cảm động. Sơn – tay lái máy cừ khôi trở

về xã để giúp bà con kịp thời vụ. Chân dung một đảng viên hiện ra thật bình dị và có sức lan tỏa lớn. Chị công tâm, trách nhiệm trong công việc. Chị đảm đang thu vén khiến cả hợp tác xã và cấp trên nể phục. Rồi ta càng nể phục Dũng – chàng thanh niên đi bộ đội về, sau khi phục viên còn tham gia học Đại học nông nghiệp tại chức, rồi về làm tại hợp tác xã Bình Minh. Dũng có ý chí, có sáng kiến, quanh năm anh luôn lo kỹ thuật cho vụ Đông Xuân, vụ mùa, rồi các chiến dịch thủy lợi, biện pháp liên hoàn. Anh quen người, quen việc quay theo ngày tháng như cái bánh xe trơn. Dù trong hợp tác xã còn nhiều người dị nghị, không phục Dũng nhưng bằng tài năng, bằng vốn kinh nghiệm, anh cùng các bạn, quyết định khai hoang Bãi Dĩn để phát triển kinh tế. Do vậy mà hợp tác xã có “cơ ngơi như ngày nay, mở mang mặt mày”. Dũng đã làm cho suy nghĩ mọi người thay đổi, anh xung phong sang vùng kinh tế mới. Có những người như anh đã làm cho tập thể, hợp tác vững lòng trước xã hội mà những kẻ cơ hội vẫn đang đầy rẫy.

Trong Enxi cô kỹ sư Chinh Hà rất say mê nghiên cứu giống tôm rảo. Khi vụ tôm hè tới, Hà nhanh chóng ra đảo Ngọc cùng anh em. Mặc dù dự án nghiên cứu về giống tôm ấy đã 3 năm rồi, ba lần ra đảo Ngọc, và mọi người đã gọi Hà là cô “enxi” nhưng kết quả vẫn dậm chân tại chỗ và rồi dưới áp lực của công việc, công cuộc kiếm tìm giống tôm quý đi vào ngõ cụt, cô đã bỏ cuộc, vì “Enxi” là một bí mật. Đàn tôm đã sống, lớn lên ở vùng nước lợ ven biển nhưng bãi đẻ của nó ở đâu, quá trình sinh đẻ như thế nào vẫn là bí mật. Cô say mê nghiên cứu và không ngừng hi vọng dù “ba năm rồi em đi tìm một con Enxi có mang trứng mà không thấy”. Nhưng rồi một người thanh niên ở

đảo Hạ Mai mang đến cho cô con tôm Gioay – nơ – ri, giống như đúc Enxi thật mà cô tưởng đã bỏ cuộc…

Cũng say mê nghiên cứu như cô kỹ sư thủy sản Chinh Hà nhưng Dịp lại say mê trên việc cải tiến kỹ thuật của lò 14 trong Chiều dài ngọn lửa

Những kỹ sư tâm huyết trong viện nghiên cứu nông học như Thủy – Lâm trong Những người chinh phục, đã vượt qua bao khó khăn mâu thuẫn trong niềm tin với công việc và đồng nghiệp nhưng cuối cùng họ vẫn theo đuổi niềm đam mê với công việc. Họ đã tìm ra những ý nghĩ đúng trong các cơn bão, không phải trong sách vở, trên bàn. “Hãy quẳng họ vào bão táp rồi

họ sẽ có những công trình bảo vệ bờ biển có giá trị…”. Họ đã chinh phục

được ước mơ bằng nghị lực của mình chứ không phải từ người khác… Cuối tác phầm là dư âm của Thủy về bờ biển Hoàng Chu quê hương những rừng cây chắn sóng, những bãi bùn mới se lại, và những bước chân trên dẫm lên bùn nâu tinh khôi mỗi buổi sáng của người chinh phục lặng lẽ…

Viết về nhân vật người trí thức, Nguyễn Quang Thân không chỉ khắc họa bi kịch đời sống của họ trong xã hội - sự giằng xé giữa khát vọng lý tưởng và gánh nặng cơm áo mà còn thể hiện nỗi cô đơn của họ trên con đường thực hiện những ước mơ, lý tưởng.

Chàng Nguyễn được khắc họa trong các tác phẩm như Phường săn, Đi

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 52 - 62)