Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 76 - 79)

Tiếp cận với tác phẩm văn học trước tiên là tiếp cận với thế giới nhân vật. trong đó phương diện trực quan và dễ gây ấn tượng nhất là ngoại hình nhân vật. Ngoại hình là toàn bộ đặc điểm về hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật. Sự thể hiện ngoại hình sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Mỗi nhà văn khi sáng tác đều cố gắng khắc họa nhân vật của mình có ngoại hình ấn tượng với người đọc. Nghĩ đến nhân vật Thúy Kiều

của Nguyễn Du ta nhớ ngay đến vẻ đẹp của bậc giai nhân khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Nhớ đến Chí Phèo của Nam Cao làm sao ta có thể quên hình hài

của một người bị xã hội phong kiến thực dân làm cho biến dạng “cái đầu thì trọc lốc, cái răng thì cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Ma Văn Kháng cũng miêu tả nhân vật Khun

trong Vệ sĩ của Quan Châu với ngoại hình đặc biệt : “thấp, lùn, hai chân đã

cái cao, cái thấp lại còn khuệnh khoạng vòng kiềng. Một mắt lép, một tai không vành…”. Mỗi nhà văn khi khai thác các yêu tố ngoại hình đều có dụng ý

riêng. Nguyễn Du tả Kiều đẹp như vậy ngầm báo về một tương lai bất trắc, sóng gió dập vùi sẽ đến với nàng. Nam Cao miêu tả Chí Phèo với hình thù khác người như vậy để thấy cuộc đời hắn sẽ làm quỷ dữ của làng Vũ Đại. Còn nhân vật Khun được miêu tả xoáy sâu vào ngoại hình để thấy cuộc đời của hắn sẽ là tên tay sai tận tụy, một con vật trung thành của những kẻ ngoại đạo.

Không giống như nhà văn khác, Nguyễn Quang Thân không chú tâm khắc họa miêu tả ngoại hình nhân vật tỉ mỉ chi tiết, ông chỉ cho người đọc hình dung về nhân vật qua những chi tiết rất tiêu biểu, ấn tượng và khiến cho người đọc nhớ mãi.

Nhân vật em Tý trong Những chùm cúc biển được miêu tả khá đơn giản nhưng đặc biệt “Quần ống cao, ống thấp, một giòng mũi sữa bò bám vào

môi trên như con đỉa”. Ông Nuôi Tạo trong Tái Sinh thì rõ nét hơn “một khuôn mặt đầy đặn, gân thịt xoắn ốc hai gò má. Và đôi mắt, tuy mí dưới khá trễ xuống nhưng nom còn khá dữ”. Chàng Nguyễn “mới ba mươi tuổi mà đầu đã bạc trắng, thân hình ốm yếu, gầy mòn”. Những đường nét trên gương mặt

của nhân vật trong truyên ngắn Nguyễn Quang Thân thường ngầm định cho tính cách của họ. Nhân vật Thảo trong Người không đi cùng chuyến tàu có ngoại hình điển trai nhưng hơi điệu đà thái quá “ thỉnh thoảng anh lại đưa tay

Anh rất thích người ta khen trẻ. Nếu ai khen anh, lại còn biết khéo léo nhắc đến chức vụ hiện nay của anh ấy đang giữ rồi nói thêm rằng cái chức ấy thường không phải dành cho những người mái tóc xanh như anh thì anh lại càng thêm hài lòng. Có lúc mặt anh đỏ dần lên. Anh lại đưa những ngón tay bụ bẫm đè lên tóc để nói câu anh thường nói với cán bộ cấp dưới của anh”…

Ngược lại với vẻ điệu đà của Thảo là sự gân guốc, chắc chắn của Đính “Hình dáng anh cao lớn hẳn lên. Anh hiện lên trước mắt tôi cái nhìn cao thượng, rành mạch, nụ cười vừa cố chấp vừa khoan dung”.

Với nhân vật người nông dân như chị Bình Dân, chú Bạch Vân thì tác giả lại tập trung miêu tả những điểm nhấn như đôi mắt hay nét mặt. Chị Bình Dân được miêu tả “có đôi vai rộng, bộ ngực nở nang như sắp bay lên từ cái

yếm nhuộm màu. Bộ mặt chị hiện thân của vẻ đẹp rắn rỏi của đá hoa cương – mặt của những bức tượng tướng bà Hạ vẫn thấy trong những ngôi miếu thờ hồi nhỏ”. Sau những ngày tháng làm lụng cực nhọc, thân hình rắn rỏi, mập

mạp hôm trước đã đổi thay “trước mắt lão Hạ là một người mảnh khảnh, hơi

xanh xao nhưng đầy vẻ sắc sảo và linh hoạt”. Chú Bạch Vân thì chỉ được

khắc họa ở một vài điểm trên gương mặt “chú để ria mép, tóc đã hoa râm,

gương mặt trầm tư, khắc khổ một cách khó hiểu”. Đây chính là tâm trạng khổ

đau của chú sau khi hàng loạt bi kịch cuộc đời liên tiếp giáng xuống.

Nhân vật người cha trong Mẹ Tôi được miêu tả khá bặm trợn “ông có

dáng đi như gấu, nói thì hậm hự chẳng bao giờ thấy nhếch mép cười. Mỗi lần bước vào nhà, cha tôi lừ mắt nhìn vào chỗ nào đó là cả ba mẹ con tôi đều hồi hộp, ngực đập, chân run. Đến cái chổi quét nhà dựng chỗ nào cũng phải theo ý ông, sai đi là không được. Những cái áo cánh mẹ tôi và chị Ngàn mặc cũng đều do ông chọn vải cắt rồi mới thuê người khâu theo ý mình”.

Những người phụ nữ thường được tác giả miêu tả có ngoại hình, khuôn mặt, nụ cười rất tươi tắn như Xuân Hương “nàng có thân hình và đôi mắt

trong biếc, giọng nói vừa êm dịu, vừa lanh lảnh, hàm chứa nội lực làm say đắm lòng người”. Người đàn bà ở bến xe có gương mặt xinh xắn, phúc hậu,

dễ nhìn. Chị Lụa trong Người đẹp làng Chiếu gò má cao, lúc nào cũng ửng hồng mà khiến họa sĩ Dzuy phải thốt lên “anh hoàn toàn không ngờ ở làng

Chiếu hoang vắng và lạc hậu này lại có thể có một đôi mắt như thế, một khuôn mặt như thế”. Đã bao lần chị một mình soi gương rồi mỉm cười một

mình, tự hào khi thấy mình vẫn đẹp. Nhưng vẻ đẹp ấy lại là nguồn cơn cho mọi điều tiếng và bất hạnh mà dân làng trút lên đầu chị. Bằng việc miêu tả ngoại hình, Nguyễn Quang Thân bày tỏ tình cảm của mình cũng như bộc lộ tính cách nhân vật. Những nhân vật có ngoại hình xấu xí là người có lối sống và tính cách khác lạ, còn những người phụ nữ, có ngoại hình đẹp có tâm hồn giản dị, bao dung nhưng số phận gặp nhiều trắc trở.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 76 - 79)