Giọng điệu triết lí

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 95 - 105)

Theo từ điển Tiếng Việt (nhà xuất bản Đà nẵng) : Triết lí là quan niệm

chung của con người về vấn đề nhân sinh và xã hội.

Trong từ điển Tiếng Việt ( nhà xuất bản Thanh Niên 2002) lại cho rằng : Triết lí là ý niệm nhân loại khi đã tự đưa đời sống ấy lên một chỗ thích

hợp hoặc đó là ý niệm riêng của mình về việc gì.

Cũng theo từ điển Tiếng Việt (nhà xuất bản Văn hóa thông tin 1999- 2000) thì triết lí lại là “Quan niệm về cuộc sống và cách giải quyết những vấn

đề là nó nêu lên”.

Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, bên cạnh giọng hài hước người đọc còn hứng thú với chất giọng triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc. Qua những số phận con người trong tác phẩm, những lời đối thoại tác giả đã rút ra triết lí về cuộc sống.

Nghe mẩu đối thoại của Xuân Hương và Nguyễn trong Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân, ta thấy vừa có sự trách móc nhẹ nhàng, vừa bộc lộ quan điểm thanh tục trong cuộc đời: “Thiên hạ bảo thơ tôi là dâm thi, không bị

đánh đòn là may, ông nghe làm gì? Tôi không bảo thế. Cơ thể con người đều của tạo hóa, chẳng có bộ phận nào là sang, hèn hay thanh tục. Gặp thiếu nữ ngủ ngày thì thiên hạ cũng dùng dằng huống chi là người quân tử?”.

Hay“những tay xuất khẩu thành thơ thường không ong non dê cỏn thì cũng

phường quan lại ẩn ức vì vớ phải vợ xấu, vợ già bị thất sủng”.

Đó còn là giọng triết lí về sức mạnh của tự nhiên “cỏ hiền lành, thấp

mà không hèn, không ti tiện”(Phường săn). Nói về cỏ nhưng thực chất là triết

lí sống của người quân tử, dù có sa cơ lỡ vận thì vẫn luôn ngẩng cao đầu. Nhân vật Nguyễn cũng có những suy tư “Bọn thợ săn bảo chim với thú đẹp

thì nhát. Chúng biết giữ tấm thân đáng giá ngàn vàng, đẹp và tài thì sẽ khốn nạn vì tai ương. Lợn lòi thì khác, ranh ma, hung tợn, bị chó dồn đến đường cùng chúng không bỏ chạy thục mạng mà cố tìm cách xông ngược trở lại, nếu cần xé xác cả thợ săn” (Phường săn). Đang nói về loài vật nhưng thực ra nói

về con người, những người có tài năng thanh cao lại bị thói đời làm cho hoen ố, còn những kẻ ranh mãnh cầu danh lợi thì bất chấp thủ đoạn. Và Nguyễn sợ nhất là rắn “lũ trơn lưng, cơ hội và nham hiểm”(Đi đêm)

Tác giả còn đặt con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, nhất là với gia đình và quê hương. Bằng giọng triết lí, tính cách con người là sản phẩm của môi trường sống “Họ sinh ra trong moi trường nắng gió, nghèo khổ, thiên

nhiên khắc nghiệt. Mọi tai ách từ trời đất đổ xuống đầu như chiến tranh, gió Lào, lụt lội, cơm độn khoai quanh năm được chuyển thành những cuộc tranh cãi triền miên từ đời này qua đời khác vẫn chưa hề có lời giải. Vì gió, vì nắng làm máu dễ sôi lên, lại phải nói to để át gió, át nắng, đôi khi át cả tiếng bom gầm, nên một lời tỏ tình thân ái giữa họ nghe chẳng khác gì một cuộc chửi bới. Ấy cũng bởi cái tâm họ thật thà, cái tính họ thẳng thắn. Sự gay gắt trở thành cơm bữa, nhiều khi lấy món trang sức của trí tuệ làm dịu cơn thèm được ăn no và ăn ngon. Những thứ cha anh họ thì thừa thãi ê hề, đến phiên họ thời thế thay đổi, họ chỉ đọc thấy trong sách. Nhưng cãi đấy rồi quên đấy, chẳng ai thù dai ai, chẳng ai để bụng cái gì vì còn bận cãi nhau cuộc khác”.

Nguyễn Quang Thân muốn nói đến tâm tính người xứ Nghệ,vì thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn nên họ có thói quen hay tranh cãi và thường khiến người khác hiểu nhầm nhưng tâm tính họ lại rất thật thà, thẳng thắn và đôn hậu.

Với giọng triết lí, tác giả đã gieo vào lòng người đọc bao ý nghĩa nhân sinh về con người và cuộc đời.

3.3.4. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, sự biến đổi của ngôn ngữ văn họcliên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của tư duy văn học. “Khi tư duy tiểu thuyết đã

mạnh dần lên thay thế tư duy sử thi thì ngôn ngữ văn xuôi cũng biến đổi theo hướng đó. Khi văn xuôi tiếp cận đời sống ở cự li gần chứ không phải qua một khoảng cách sử thi tuyệt đối (M.Backtin) với thái độ thân mật, suồng sã chứ không phải tôn kính, thì hệ lời cũng thay đổi từ thứ ngôn ngữ trang trọng chuẩn mực sang thứ ngôn ngữ đời thường, đậm chất khẩu ngữ , thông tục [20.22].

Trong tác phẩm văn học, nếu không có ngôn ngữ thì chủ đề tư tưởng không được bộc lộ, cốt truyện và kết cấu không thể hình thành. Ngôn ngữ là vũ khí của nhà văn, nhà văn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình với xã hội.

Là một nhà văn sớm có ý thức đổi mới trong tư duy nghệ thuật nên ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thân có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đó là kiểu ngôn ngữ đặc trưng vùng miền và lớp ngôn ngữ hiện đại hóa.

3.3.4.1. Ngôn ngữ mang đặc trưng vùng miền

Nguyễn Quang Thân là nhà văn của mảnh đất Hương Sơn - Hà Tĩnh, vì vậy mà tiếng nói của con người nơi đây đã in dấu trên những trang văn của ông. Khảo sát qua các tập truyện ngắn của ông thấy sự xuất hiện khá dày đặc lớp ngôn ngữ địa phương, như trong truyện Cô em gái làng Vọt có cách xưng hô đặc trưng : “o- tui; tau- mi; mần chi ; mô, tê”, hay những đồ vật mà trong đời sống hay dùng là “áo tơi, nón cời”. Truyện Người bẫy chim trên núi Cu

Kỳ các từ thường dùng như : “chi, ni, tau, hun, hãi, hè, tát… hun tui cái, tui

chưa được đứa nào hun ; thì cười lên cái coi, buồn chi mà buồn như con chó cái chết con rứa”, “Mày lấy nó răng được?... Chú đã mần chi nó chưa?”.

Hay như “Tao không có chi cho mi ăn nữa. Cũng không thịt mi trừ bữa được.

Tao thả mi lên bờ rồi vô Vinh mà kiếm ăn. Đừng cho mẹ mi biết. Nếu có chết đói thì nhớ phù hộ cho mẹ mi và cho tao” (Sông nước đời thường); “A các người hùa nhau chửi bới con mệ tra này đi”(O đồ Luận) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lớp từ ngôn ngữ địa phương được Nguyễn Quang Thân sử dụng có phần thô tháp nhưng hết sức mộc mạc, dân dã. Có những câu ca dao xứ Nghệ được nghêu ngao có thể hơi thô tục:

Trăng lên khỏi núi Mu Rùa Cho anh đ…chịu đến mùa trả khoai

Hay “Tôi không thấy Hồng phản ứng gì trong ánh trăng. Nhưng tôi

không thể để thằng chó giái này làm nhục hai đứa tôi. Tôi như con chó điên tru giữa đêm hè…Cười gì thế con điên?”( Sông nước đời thường); “Trong bụng họ toàn cứt trâu – chính ông ta bảo Xuân Hương thế”( Đêm Cổ Nguyệt

đường); “Vốn là ngự y khi biết mấy thứ cam thảo, quế chi không chữa nổi

căn bệnh trầm kha của thời đại nên trên đường sang Tàu, ông giả vờ đi ỉa rồi bỏ trốn khỏi đoàn người “vạn lí tòng vong” của Lê Tự Hoàng” (Phường săn)

Có thể nói lớp ngôn ngữ mà Nguyễn Quang Thân sử dụng hết sức gần gũi, như lời ăn tiếng nói của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Không cầu kì, chau chuốt mà thô mộc như chính quê hương. Ta cảm nhận thấy những giá trị văn hóa ẩn sâu dưới các tầng ngôn ngữ và xứ Nghệ Tĩnh không chỉ đẹp bởi sông Lam, núi Hồng mà còn bởi những con người lao động. Chàng Nguyễn cũng đã thừa nhận điều này: “ Chàng không nghĩ là mình sẽ ôm bàn thờ tổ

tiên chết ở đây núi Hồng, sông Lam, bến Đình Giang. Dù chàng chưa thấy ở đâu núi sông đẹp như quê nhà (Phường săn). “Hồng Lĩnh như bức tường đen án ngữ chân trời. Nguyễn nghe tiếng sóng biển ì ầm phía sau. Biển động, chàng tưởng như đang nhìn thấy từng đợt sóng ầm ầm chạy từ Hội Thống về phía nam rồi tan dần. Lòng chàng lâng lâng trước cảnh hùng vĩ của quê hương và bỗng chốc quên hẳn tiếng hổ gầm trong núi” (Đi đêm). Khi xa quê

hương đã lâu, trở về nói âm giọng thấy khác chàng Nguyễn bỗng thấy mình xa lạ “O đi lấy củi xa rứa?”- chàng tự thấy cái giọng Nghệ của mịnh trọ trẹ, miễn cưỡng thế nào. Xa quê đã lâu, giọng chàng không nặng như người ta (

Phường săn). Dù đi đâu nhưng với Nguyễn quê hương vẫn là nơi gắn bó,

thân thuộc bởi “vùng đất khô cằn sỏi đá mỗi năm ba tháng gió lào rên rỉ,

người và cây cối quắt queo tưởng đốt cháy được, vậy mà không có nơi nào hoa thơm và cỏ ngọt bằng nơi ấy. Không có nơi nào con người dữ dội, tràn trề sức sống, yêu đương mãnh liệt bằng nơi ấy” (Sông nước đời thường)

Nguyễn Quang Thân còn thể hiện sự am hiểu ngôn ngữ của từng vùng nơi ông sống. Dù đó là nơi mà cha xứ cũng nói lẫn “Ông cầu lạy lái tim vô

nhiễm nguyên tội Đức Mẹ đồng trinh, xin đền tạ lái tim đau đớn Mẹ, bù lại những tội lỗi con làm xúc phạm đến lái tim Mẹ, cũng lái tim chúa Giê su con

mẹ” (Gió heo may)

Những lớp ngôn ngữ này không thể lẫn với nơi khác được. Nó trở thành biểu tượng của văn hóa vùng miền. Mỗi lần nhắc đến “mô, tê, răng,

rứa, chi, mi, chừ...” thì hẳn ai cũng nhận ra đây là nơi nào. Chính vì vậy các

tác phẩm của Nguyễn Quang Thân chứa đựng một giá trị văn hóa lớn lao.

3.3.4.2. Cập nhật lớp ngôn ngữ hiện đại

Bên cạnh lớp ngôn ngữ địa phương thô mộc, dân dã, Nguyễn Quang Thân còn đưa người đọc trở về với cuộc sống hiện đại qua lớp từ ngữ rất mới.Ông đã tái hiện lại bức tranh xã hội qua ngôn ngữ. Cuộc sống đủ đầy với công nghệ thông tin phát triển, còn có sự xuất hiện của những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, bệnh HIV-AIDS. Những cái tên rất mới như “ cave,

phim sex” cũng được tác giả đề cập đến. “Anh im lặng. Chị nói “Anh ấy bị

SIDA. Thật tồi tệ. Hành động yêu nước cuối cùng của anh ấy là đề nghị Hu”đăng kí mình vào danh sách bệnh nhân của Hồng Kông chứ không phải của nước ta” (Vũ điệu của cái bô) “ Có một con ve tuyệt cú mèo mới trôi về đây, chiến hữu có thử một cuốc mát xa không? - cô cave ngước mắt lên nhìn y, hình như đang hối hận vì mình đã nói thật lòng” (Người bẫy chim trên

núi Cu Kỳ). “Trưa hôm sau hắn đưa về làng một cô cave. Tưởng gì là ghê gớm hóa ra cũng giống như gái làng” (Vạt áo đời người). Tác giả còn sử

dụng những ngôn ngữ mới như : “Nhuần shutdown máy, cầm tờ báo lên xem. Báo đưa tin sếp và cả Khang, chồng Nhuần đang ở Tôkiô thăm thú hãng S. (Gặp lại). “Cái đầu vi-đê-ô bắt đầu rên rỉ những pha phim sex (trước đây chị vẫn dùng cái hộp nhựa Nhật Bản ấy để khởi động nhà đạo đức luống tuổi của chị), Ông Vị đang sử dụng đôi bàn tay vàng (Vũ điệu của cái bô). “Cơ thể

tôi từ chối những hạt giống lép. Tôi tự nhận ra thân phận mình là một cô ôsin

(Những người thanh lịch).” “Đôi cánh tay gân guốc karatê. Dưới sân bọn càn quấy vẫn nhảy discô và hát ầm ĩ. Hắn đỡ nàng lên và lại rót côca

(Michioa). “Chiếc xe honda của anh đã phải cho “đi ở” để trả nốt số nợ mua căn hộ vào năm ngoái. Anh ngồi trên chiếc ghế của trạm đợi xe dọc đường trong đầu nhâm nhi cái ý nghĩ A.Q rằng mình đi xe buýt nhà nước còn sướng hơn gấp vạn mấy thằng đi xe máy, đội mũ sắt, mồm bịt khẩu trang như lính cứu hỏa đang vật lộn với bụi đường và đồng loại” (Người đàn bà đợi ở bến

xe). “Nhưng cả bộ sậu với chiếc Tôdôta gắn máy lạnh của bà Mộng mang phim đi chiếu ở ba thành phố đã không thu về đủ tiền xăng. Hai trăm triệu chết trong mấy cuốn băng Sony lạnh ngắt” (Gió cát). “Tôi theo chủ nghĩa

định mệnh duy tâm thần bí, nhất ẩm nhất trác giai do tiền định mà rất

logich vậy thay. Nếu dư dật tiền nong thì tôi phải ra một cái mơnuy cho cả tháng Tôi đọc tấm thiếp. Hai thứ chữ. Giám đốc. Director. Một cái ốc ếch gì đó rất khó phiên âm” (Át cơ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhịp sống khẩn trương đòi hỏi ngôn ngữ văn chương cũng phải tăng tính tốc độ, và thông tin. Do vậy nhà văn cũng phải dùng những khẩu ngữ quen dùng trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt lượng thông tin lớn như “Đảm bảo không có chuyện Nguyễn Văn Mười Hai. Nhà kinh doanh trẻ không quốc tịch đã kịp đầu tư vào nội địa một vật lạ trước khi bị trục xuất ; chị cần tống khứ nhanh giọt máu được đầu tư một cách vội vã; Chị đưa thêm tiền cho anh để bù trượt giá (Vũ điệu của cái bô);

Tóm được câu vàng ngọc, vợ anh ta “hi sinh nguyên con” luôn và thế là hàng ngày anh ta phải ra quán cơm bụi” (Người chồng chung thủy)

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân tạo sự hấp dẫn nhờ có lớp từ đối thoại, lời của nhân vật mà tưởng như nói với chúng ta vậy: “ông cáu

giận, xin độc giả thông cảm,ai mà không cáu giận trong hoàn cảnh éo le này cơ chứ” (Thuế giường) hay “Nếu li dị , lỡ tôi đòi lấy ông ấy như thế thì sự nghiệp ông tan tành. Vả lại ngân sách ái tình của ông ấy được tư bản Hồng Kông trợ cấp một nửa, nửa kia moi ruột của nhà nước thì tiện bao nhiêu. Tôi nói về ông

ấy như vậy anh có coi thường tôi không? (Vũ điệu của cái bô)

Có thể nói sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thân đã tạo những trang viết một chất giọng đặc trưng, giàu tính trữ tình nhưng không kém phần hóm hỉnh, sâu sắc. Ở ông có sự nhất quán giữa giọng điệu và ngôn ngữ. Khi cần phê phán thì giọng sắc nhọn, gai góc, giễu cợt. Khi tin yêu, trân trọng thì giọng điệu, ngôn ngữ lại rất trữ tình, sâu lắng, lại có sự pha trộn giữa ngôn ngữ địa phương và hiện đại tạo nên phong cách đặc trưng của nhà văn xứ Nghệ Tĩnh.

KẾT LUẬN

1. Truyện ngắn Nguyễn Quang Thân được khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống xã hội Việt Nam từ khoảng năm mươi năm trở lại đây. Qua những trang viết của ông, độc giả có thể tìm lại ngày hôm qua, tìm lại quá khứ dân tộc trong chiều dài lịch sử. Bạn đọc cũng soi thấy hình ảnh của cuộc sống phức tạp, bộn bề hôm nay với những góc khuất, những mảng mầu sáng tối mà có khi chúng ta không chú ý đến.

2. Với lối viết nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu tư duy hướng nội, Nguyễn Quang Thân đã đi sâu vào cuộc đời bằng cái nhìn xót xa trước thời thế, cái nhìn thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những bi kịch nhân sinh trong cuộc đời. Nhà văn khéo léo lựa chọn tình huống, đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá con người cá nhân với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Điều này đem đến cho ông những giá trị nhân bản sâu sắc.

3.Truyện ngắn của ông thể hiện nỗ lực đổi mới đáng ghi nhận trong việc thể hiện nhân vật cũng như hình thức tổ chức tác phẩm. Ông là một trong số ít người sử dụng lời đề từ cho tác phẩm tự sự nhằm thể hiện ý tưởng nghệ thuật sâu xa. Đặc biệt với cách kết thúc bất ngờ, đột ngột đã tạo ra sự đồng sáng tạo, gợi mở chiều sâu trong lòng bạn đọc.

4. Cá tính sáng tạo của nhà văn còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông là thứ ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, mang dấu ấn vùng miền Nghệ Tĩnh rõ nét. Giọng điệu trần thuật vừa hài hước, hóm hỉnh lại vừa trầm tư, sâu lắng.

5. Trải qua hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Quang Thân đã để lại dấu ấn riêng, mạnh mẽ qua nhiều thể loại văn học đặc biệt là truyện ngắn. Có thể nói trên mỗi trang viết của ông đều thấm đẫm tinh thần khát sống, hướng tới

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 95 - 105)