Nhân vật người đàn bà

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 45 - 52)

Nhân vật người đàn bà cũng chiếm số lượng lớn trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân. Hình tượng này xuất hiện có mật độ dày và đa dạng tính cách. Đó là những bà vợ thực dụng, coi vật chất, tiền bạc là mục đích

sống, những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, và cả những người có tâm hồn trong sáng hướng thiện, yêu lao động, yêu cuộc sống. Những người phụ nữ ấy chính là muôn mặt của xã hội đời thường mà ta vẫn thấy thấp thoáng trong đời sống hiện tại.

Người đàn bà thực dụng là đối tượng được Nguyễn Quang Thân miêu tả đầu tiên trong tác phẩm của mình. Họ là người coi đồng tiền trên hết, mọi thứ tình cảm gia đình vợ chồng, con cái đều xếp sau. Người ta có thể bất chấp thủ đoạn để đạt được lợi ích vật chất. Tiêu biểu là người vợ trong truyện ngắn

Thuế giường. Chị ta coi tiền là nhất, tình nghĩa đối với chồng chỉ xếp sau mớ của cải mà ông mang về bởi “Chị đâu phải thứ dại trai hay dại chồng. Cái

dại lớn nhất của chị là dù ngồi sạp vải từ hồi còn thiếu nữ, vẫn ước lượng và đánh giá quá sai lệch mớ của cải ông mang về cũng như đánh giá quá cao cái mảnh bằng của ông”. Chị đến với ông cũng chỉ vì mớ vật chất và “ánh hào quang của đống của cải nhanh chóng phai mờ như những say đắm ban đầu của tình yêu do hiệu ứng hàng Đức”… Khi món của cải đã hết, chị quay

sang đay nghiến, chì chiết chồng là gã đàn ông vô dụng, rồi coi thường chồng ra mặt. Ông cay đắng khi nhận ra sống chung với chị chẳng qua một thứ “Thuế giường” không hơn không kém.

Hay trong Mai chị về người vợ cũng coi chồng là người để kiếm tiền cho chị ta cất giữ. Ngay cả ông bố chị ốm ở quê chị ta cũng không màng mà chỉ chăm chăm lo ở nhà giữ của. Đến đứa con gái Thủy Tiên, chị ta cũng không quan tâm. Trong tâm trí bà vợ này tình yêu đối với chồng cũng chỉ được đong qua những cục tiền lớn nhỏ. “Ba chợt về vài ngày, nếu thấy mẹ vui

là Thủy Tiên biết chắc ba đã đưa mẹ một cục tiền, mẹ đi sắm vàng rồi hí hoáy chôn giấu nơi nào đó. Nếu mẹ buồn cậm quạu là có nghĩa lần này ba rỗng túi hoặc bị ai hớt tay trên mất. Ba cố thanh minh, trình bày nhưng thường phải ra đi sau một trận cãi vã nhỏ. Tình yêu của ba mẹ chỉ có thế”…

Người mẹ của Duyên trong Hôm ấy mùa xuân trắng là người cũng chỉ biết có lợi ích vật chất, không hề quan tâm tới người khác. Thậm chí là gạt bỏ lòng tốt của cả bố mẹ. “Mỗi lần về quê mẹ đều giục bố: Ngày kia em phải

họp cơ quan rồi! Rồi mẹ mềm mỏng nói với ông: Con có lỗi với thầy, chúng con không ở lâu được. Thực ra mẹ sợ cái hố xí. Bà gánh một gánh nặng đưa cả nhà ra đường. Lần nào cũng có gà, gạo nếp, cả gạo tẻ nữa. “Làm việc nhà nước được bao nhiêu tiền. Cứ mang đi”. Mẹ không từ chối được. Về nhà mẹ đổi gạo tẻ lấy gạo máy, ăn thứ gạo quê cứ nghe mùi cám heo, hãi quá. Đôi gà mái thì biếu ông gì đó mà lần sau đi chợ mẹ thấy nó ở lồng hàng gà “cái dây trói ni lông vẫn còn nguyên”. Đến khi ông bà nhận khoán, thiếu tiền, bất đắc

dĩ ông phải ra thành phố gặp con vay tiền mua nửa con trâu thì mẹ lại bảo là “đi vay lãi hộ, tám phân một tháng. Nhưng Duyên biết mẹ nói dối. Mẹ thì có

phải vay của ai. Cả cơ quan vay lãi của mẹ. Cô Oanh có bố chết, vay mẹ một chỉ, lãi năm phân. Ấy là con thương cô phải lo chôn cất bố. Mẹ giữ nhiều của như thế làm gì? Bố khuân tiền về, đưa hết cho mẹ”. Thế nhưng khi gia đình

gặp khó khăn, bố bị bắt vì tội tham ô thì mẹ cũng bỗng dưng biến mất. Bố ở tù mười ngày rồi mà mẹ vẫn chưa về. Chỉ vì lòng tham vô đáy mà người mẹ đã đánh mất tất cả : lòng tự trọng, sự tin yêu, và phá tan cả gia đình hạnh phúc. Những vàng, tiền, đôla do làm ăn phi pháp cũng không thể giữ nổi hạnh phúc. Và khi người mẹ ấy thấy không còn có thể đào bới, kiếm chác gì thêm thì bà ta cũng cao chạy xa bay với người khác. Chẳng khác nào “con nhện mà

nuôi tò vò. Con chim sẻ nhón mỏ một cái cho nhện vào bụng, tò vò béo nung béo ních, nó cuốn nhau đi đường nào”. Câu chuyện về con cá chép ngậm

ngọc không được hóa rồng của ông nội Duyên sao thật chua chát, đúng như cuộc sống con người vậy “Vì ngậm hòn ngọc to quá, nhả ra thì hóa. Quả

nhiên, không biết bố mày….”. Ông cũng thay bố nuôi Duyên bởi theo ông

là thế !”.

Trong Cây đời, người vợ cũng luôn thúc ép chồng kiếm tiền bằng mọi giá, phải sử dụng chữ ký của mình hiệu quả để làm dày ví và bất chấp thủ đoạn dù là hèn hạ đến mấy. Cũng giống như nhân vật Diễm đã dùng kế bẩn để tước đoạt hạnh phúc của bạn thân là Thuận dù trước đó đã từng thề là sẽ “lấy

chung một chồng” trong Hai người từ thị xã.

Đối lập với những người đàn bà thực dụng là những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, họ bị những gã Sở Khanh lừa gạt như những người đàn bà trong

Người đàn bà ở bến xe. “Chỉ vì cả tin, ngây thơ, chị đã bỏ nghề dạy học,

theo hắn về thành phố sống trong một căn hộ thuê của ai đó. Hắn đẹp trai, mồm mép và hứa hẹn sẽ cưới chị nhưng khi thằng bé ra đời thì hắn không bao giờ nói tới chuyện cưới xin nữa”. Thì ra người đàn ông mà chị trót tin và

hiến dâng tình yêu cho hắn đã có vợ và hai đứa con, họ chỉ sống cách đó hai cây số. Một hôm bà ta đến và đã đuổi mẹ con chị ra ngoài đường…

Cùng chung hoàn cảnh với người đàn bà ở bến xe nọ, nhân vật “tôi” trong Nhật kí về những người thanh lịch đã gặp phải một kẻ mà vẻ ngoài thanh lịch đã lấn át cái bản chất xấu xa, thô bỉ bên trong. Cái câu “anh muốn cưới em” lặp lại nhiều lần như lời dụ dỗ ngọt ngào để nhân vật tôi nhắm mắt

đưa chân. Để rồi lại rơi vào cảnh phải đến bệnh viện “giải quyết”, “ hai mươi

ngày sau, anh áp tải tôi đến bệnh viện. Cưỡng lại mãi rồi thấy anh có lý”. Vì

anh nói “con quái” của anh đang áp dụng chiến lược “giam giữ không thời

hạn” và nếu như “người thứ ba” ra đời tiến trình “giải phóng” sẽ rắc rối nhiều

hơn, chắc chắn sẽ kéo dài hơn. Chúng tôi dạn dĩ với nhau chừng vài tháng, anh vẫn luôn lịch sự, thanh lịch tuy vẫn than vãn số phận tù chung thân trong tay con quái. Rồi một hôm nhân vật tôi tình cờ gặp anh đang đùa giỡn bên một thiếu phụ mà anh từng gọi là “con quái”, cùng đứa con lên sáu tuổi tại bãi biển Đồ Sơn. Nhìn gia đình họ đùa giỡn hạnh phúc bên nhau, tôi chợt

nhận ra mình đã bị lừa… Nhờ một người bạn sẵn máu “bất bằng không tha”

nhân vật tôi biết anh và “con quái” sống với nhau rất hạnh phúc. Nhân vật tôi cay đắng khi nhận ra “Chúng nó chỉ lôi nhau lên giường chứ chưa hề định lôi

nhau ra tòa, con ngốc ơi !”. Cuộc hôn nhân của nhân vật tôi tiếp tục diễn ra

trong bi kịch khi gặp “người lịch sự” đến trước cô lại phải sống trong sự cằn nhằn, bực bội của người chồng khi thấy cô không sinh được con thì người chồng đã coi cô như “osin” có vinh dự phục vụ một ngài thanh lịch và cuộc hôn nhân của họ kết thúc ở tòa án.

Cuộc đời ngẫm thật đắng cay, đáng yêu, rồi thoắt không yêu chỉ trong nháy mắt… Bi kịch hơn những người phụ nữ xuất thân từ nông thôn hiền lành, chân chất, vì cuộc sống khốn khó, đường cùng phải làm nghề “bán thân nuôi miệng”. Đó là nhân vật người đàn bà trong Vạt áo đời người mà Khoa nhặt được trên phố. Người đàn bà ấy trước cũng có một người chồng nhưng “

người chồng đánh bạc quỵt tiền, bị người ta đánh nhừ tử, thuốc thang không khỏi ba tháng sau thì chết.” Một mình chị bế con ra phố kiếm cơn, đường

cùng quá phải bỏ con mới gần 6 tháng trước cổng nhà người ta rồi vào quán cà phê làm công, chị mong muốn một ngày nào đó có tiền để đến xin con về.

Người đàn bà trong truyện của Nguyễn Quang Thân còn là người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục, nhất là với thói gia trưởng. Người mẹ trong Mẹ tôi chưa bao giờ được phép cãi chồng nửa câu bởi tính khí chồng vô cùng độc đoán. Ông đã từng đe vợ: “Không được cãi. Thần đất, thần núi nơi này còn chịu tôi nữa là

bà, và hãy thử cãi lại ông một câu mà xem !”. Ngay cả việc ông chồng tự ý bắt

cô con gái lớn bỏ học để lấy chồng dù cho nó có học giỏi nhất cả họ đi chăng nữa. Khi thấy vợ phản đối, ông đứng bật dậy “Rồi thét to vào mặt mẹ tôi: Câm

mẹ cái mồm đi !” và có lẽ bao sự uất ức, căm hận người chồng độc đoán đã

khiến bà bị câm từ hôm ấy. Con gái bỏ đi bà cũng không mở miệng ra lần nào. Chỉ đến khi trước lúc nhắm mắt xuôi tay, bà mới nói với các con những lời rành

rọt: “Mẹ phải câm đi để các con không bao giờ phải chịu nhục”.

Ngòi bút nhân văn của Nguyễn Quang Thân còn đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm phong phú của những người phụ nữ. Tuy họ gặp bi kịch trong đời sống gia đình nhưng vẫn mang một vẻ đẹp thánh thiện như chị Chắt Sang trong Gió heo may, chị Cúc trong Ngọn cỏ, chị Bình Dân trong Cây bạch đàn vô danh, và nàng Xuân Hương trong Đêm Cổ Nguyệt đường,

Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân. Trong Gió heo may, ở làng Kẻ Đồng heo hút, ai cũng biết chị Chắt Sang vốn là người phụ nữ hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn nhưng bị ràng buộc bởi những hủ tục lạc hậu và một người chồng nát rượu. “Trong cơn say, anh ta đã chặt đứt đôi cái võng chị đang

nằm. Rồi khi nghe vợ nói nhà chỉ còn nồi cháo hoa thì anh vừa chửi vừa chặt phăng ngón tay út của mình quẳng vào nồi, sau đó bắt chị ăn hết hai bát cháo và miếng thịt”. Chị còn phải làm quần quật để trả những món nợ mà anh còn

ghi trong sổ nợ bằng dấu điểm chỉ vân tay bằng nhọ nồi. Rồi chồng chị chết vì bệnh xơ gan do nghiện rượu chị trở thành một góa phụ trẻ cô đơn. Tưởng rằng tuổi xuân của chị sẽ bị chôn vùi trong cảnh góa phụ cô đơn nhưng khi cơn gió heo may ùa về, nó làm sống lại trong chị những xúc cảm, yêu thương và giúp chị tìm lại hạnh phúc đời mình.

Cúc trong Ngọn cỏ là một người phụ nữ rất thủy chung. Khi chồng chị hi sinh, chị đớn đau tột bậc. Đến hàng chục năm sau chị vẫn không quên được anh “dù cho hai cô giáo cùng tuổi với chị có chồng đã hi sinh đã tái giá, có

con trai mới thì chị vẫn lằm lũi đi tìm nắm xương tàn của anh - người mà chị cho rằng sinh ra để dành riêng cho chị. Có lẽ anh ta nghĩ mình đang đi mộ của cậu em út hay người anh cả. Chiến tranh đã qua khá lâu rồi, những người đi tìm mộ chồng mỗi ngày một thưa thớt. Đơn giản vì họ đã đi lấy chồng hay đã lãng quên. Chỉ có những người em gái là không bao giờ quên được anh mình. Anh ta có đoán được là mình đang đi tìm anh ấy không? Có

lẽ không”… Chính sự chung thủy của chị đã tạo nên sự cảm phục về sự hi

sinh của người phụ nữ Việt Nam cho những người đàn ông ra chiến trường. Chiến tranh đã rời xa nhưng những nỗi đau vẫn còn đó. Đây cũng là nỗi niềm day dứt của Nguyễn Quang Thân về cuộc sống thời hậu chiến.

Cũng có những phẩm chất đẹp như chị Cúc, chị Bình Dân trong Cây bạch đàn vô danh, Ngôi nhà của chị Bình Dân là một người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, và chu đáo với em chồng khi chồng đi bộ đội biền biệt không trở về. Hàng ngày chị vất vả lam lũ kiếm tiền để chăm lo cho mẹ già và hai đứa em chồng được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Đêm nào chị cũng đi đắp đê để thêm công điểm nuôi em nuôi mẹ. Khi bị chính quyền xã không cho đi làm vì lý do “lẳng lơ như thế mà đi đắp đê thì làm hỏng cả anh em”, rồi có người lại đổ tiếng xấu cho chị “ ngữ này mà không cho nó vác đất thì nó vác trai về nhà” mặc dù chị làm việc chăm chỉ, mấy năm liền đều là chiến sĩ thi đua của đội thủy lợi. Người ta nhẩm tính chị đã vác cả thảy sáu ngàn khối đất đắp đê. Chị rất lo lắng và không biết làm gì để nuôi cả nhà: “tôi vác đất quen rồi. Không vác đất

thì lấy công điểm đâu mà nuôi mẹ chồng và hai đứa em”. Sau khi mẹ chồng mất

chị lo đám tang chu đáo, lo đủ tiền ăn học cho các em, chị ra đi với chú Bạch Vân… Lời khấn của chị trước bàn thờ mẹ chồng nghe xót xa mà xúc động thế. Chị ra đi không vì chị mà vì hai đứa em kia đang tuổi ăn tuổi lớn: “Mẹ ơi, mẹ có

khôn thiêng thì chứng giám. Con mới hai tám tuổi đầu. Chồng con chết sống thế nào con không hay. Hôm nay, con soạn lễ trăm ngày cho mẹ chu tất rồi. Các em cũng đã lên trường. Tiền ăn, tiền học của chúng con đã lo đủ. Mẹ cho con đi với ông Bạch Vân, ăn nên làm ra thì con gửi tiền về cho các em ăn học. Mẹ khôn thiêng phù hộ độ trì”. Chị thật đáng là người cao thượng, có tấm lòng hiếu đễ.

Thật xúc động và đáng trân trọng biết bao.

Nàng Xuân Hương hiện lên trong tác phẩm Đêm Cổ Nguyệt đường

nhưng thẳm sâu lại rất dịu dàng, mềm yếu. Dù cho dưới con mắt của làng Quỳnh không ai chịu nổi nàng, nàng trêu chọc không chừa một ai, kể cả sư. Nhưng Xuân Hương lại thấy mình mềm mại, yếu đuối chứ không “đáo để” như lời nhận xét ban đầu của Nguyễn và nàng hoảng sợ khi nhận ra điều đó. “Nàng sợ nhất là tính nhẹ dạ. Khéo nàng đang nhẹ dạ… Ông tìm em ạ ? –

Nàng hỏi ngoan ngoãn không đanh đá, không chanh chua đối với nhiều người đàn ông khi họ gặp nàng” (Đêm Cổ Nguyệt đường). Rồi khi quan

hiệp tuấn Trần Phúc Hiền đến tìm gặp nàng. Xuân Hương nhẹ nhàng: “ Chết, chắc là ông chưa ăn tối? Người ta bảo nàng sắc như dao mà nhẹ dạ. Nàng thừa biết đàn bà mà để người đời và lũ đàn ông háu đói biết tiếng thì cấm bằng chim trĩ đẹp ló đầu ra trước cánh cung và mỏ chim cắt. Ông này ở đâu mà thuộc thơ mình thế nhỉ ? Thơ mình đi xa thế ư ? Nàng sung sướng vì một con chim cắt đang liệng vòng trên đầu nàng khen nàng. Nàng lại mủi lòng rồi” (Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân). Tác giả Nguyễn Quang Thân đã xây dựng đời sống nội tâm phức tạp của Xuân Hương, một người có trái tim đa sầu đa cảm, tài hoa nhưng bạc mệnh. Những vần thơ của nàng là sự phản kháng của xã hội – nơi còn nhiều oan trái và lọc lừa.

Viết về thân phận người đàn bà, Nguyễn Quang Thân đã thể hiện sự trăn trở của mình với những mảnh đời còn nhiều cơ cực và bất hạnh. Đó là

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 45 - 52)

w