NGUYỄN QUANG THÂN VỚI MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 62 - 72)

NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC

3.1. Kết cấu

Nếu cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất của truyện thì “kết cấu là toàn bộ

tổ chức của tác phẩm”. Ngoài bố cục, kết cấu bao gồm: tổ chức hệ thống tính

cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự là một chỉnh thể nghệ thuật [31.156] nhằm tạo ra “hiệu quả tư tưởng thẩm

mỹ”[32.296] Mỗi tác phẩm là một sinh mệnh, một “cơ thể sống” nên kết cấu

tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung, và nó là “phương tiện khái quát nghệ thuật”[32.296] của nhà văn. Việc nhà văn lựa chọn kết cấu nào cũng nhằm “nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề,

tăng cường sức tác động của nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm” [32.298]

Bất cứ tác phẩm nào cũng có một kết cấu nhất định. Nó không chịu sự chi phối của đặc trưng thể loại mà còn bộc lộ “nhận thức tài năng và phong cách

nhà văn”[31.157]. Bởi vậy khi nghiên cứu, phân tích phải kết hợp với đặc

điểm kết cấu thể loại và phong cách nhà văn, và nhất là phải xem xét theo chức năng biểu hiện của nội dung tác phẩm [32.132] có như vậy mới “phát

hiện được nội dung sâu sắc của tác phẩm và nắm được những hình thức kết cấu có giá trị” [31.312].

Nguyễn Quang Thân viết khá nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… và đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Song ông chưa bao giờ hài lòng với những gì mình đã viết mà luôn nỗ lực tìm tòi,

đổi mới đề tài, cách viết nên đọc truyện ngắn của ông không có cảm giác bị nhàm chán. Ông có cách khi khai phá, tiếp cận tác phẩm độc đáo để tạo sự hấp dẫn cho bạn đọc. Đây là minh chứng cho sự lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn. Kết cấu tác phẩm truyện ngắn của ông khá mới lạ thể hiện ở cách mở đầu dùng lời đề từ và kết thúc bất ngờ, độc đáo gợi sự suy nghĩ.

3.1.1.Lời đề từ đầu truyện

Nguyễn Quang Thân đã rất chú trọng đến phần mở đầu và kết thúc tác phẩm để tạo ra sự hấp dẫn riêng. Đặc biệt ông sử dụng lời đề từ - một nét độc đáo, thú vị để tăng sự cuốn hút cho bạn đọc.

Lời đề từ là “thành phần nằm ngoài văn bản tác phẩm được viết ở đầu

sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ của tác giả hoặc nội dung tư tưởng của tác phẩm”[11.122]. Lời đề từ thường được sử dụng trong tác phẩm trữ tình nhưng Nguyễn Quang Thân đã dùng nó trong tác phẩm truyện ngắn để tạo sự độc đáo và hấp dẫn.

Những truyện ngắn sử dụng lời đề từ là: Thanh minh, Đêm Cổ Nguyệt đường, Phường săn, Đi đêm, Cây đắng cay. Lời đề từ mà ông chọn để đưa vào tác phẩm thường là lời ca dao, hoặc những câu thơ của Nguyễn Du, có khi là một định nghĩa trong từ điển. Tất cả đều góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, nếu bỏ qua lời đề từ hẳn sẽ là một thiếu sót rất lớn.

Mở đầu truyện ngắn Đêm Cổ Nguyệt đường, tác giả viết: “Tôi chưa đọc ở đâu viết rằng

Xuân Hương đẹp Thậm chí có người còn cho rằng

nàng không có nhan sắc Nhưng tôi tin

nàng đẹp

Dù thế nào ít gì sánh được

Theo sự chỉ dẫn của lời đề từ này ta có thể hiểu được nội dung câu chuyện mà tác giả muốn kể. Trong con mắt của những người làng Quỳnh, Xuân Hương là người không ai ưa. Nàng có cá tính, lại “dám trêu chọc cả sư”, những ông tú, ông đồ thì bị nàng “giễu bằng thơ”. Họ là những người yêu nàng nhưng không được đáp lại dù chỉ là một cái nhìn tử tế. Trước cái xã hội coi khinh tài năng của người phụ nữ thì nàng chỉ còn cách tự vệ bằng thơ của mình. Sự đanh đá chua ngoa của nàng là một vũ khí tự vệ trước lũ người bất tài. Ngay cả ông đầu xứ Thanh Vân, trong một cuộc rượu thưởng hoa, khi bị mấy anh học trò hỏng thi trong vùng căn vặn về mối tình giữa ông và cô gái làng Quỳnh, đã bất ngờ thốt lên “Vân này thèm vào ngữ cá rô đực ấy”. A! Xuân Hương chỉ có cái mã bên ngoài ! Xuân Hương không phải đàn bà mà là con cá rô đực!. Câu nói lúc đầu chỉ bất chợt là miếng chạy làng của ông đầu xứ đang ngà ngà say, nhưng nó đã lan nhanh chóng trở thành vũ khí cho những ai không chịu nổi cô gái làng Quỳnh. Những người đó trước đây vẫn thường nói “cái nết đánh chết cái đẹp” nay lại cho rằng cái đẹp chưa từng có nên chưa hề bị đánh chết. Như lời đề từ đầu truyện đã giới thiệu “tôi chưa hề thấy ở đâu viết rằng Xuân Hương đẹp. Thậm chí có người cho rằng nàng không hề có nhan sắc”. Chính vì thế những người nơi đây cho nàng không

phải là đàn bà, còn cái nết cũng chẳng ra gì để mà châm chước cho một cô gái không có gì để mà sinh con đẻ cái cho nhà chồng. Và thế là Xuân Hương trở thành miếng giẻ rách trước mặt những người theo đuổi nàng, hâm mộ nàng, say mê nàng mà chưa từng được đáp lại…Vậy phỏng nàng là cái gì trong mắt người làng? Cái sắc đẹp nhìn thấy chỉ là trò lừa lọc của đất trời hay là sản phẩm của phù thuỷ thì cũng thế. Đó là những ngày bi thảm nhất của Xuân Hương. Nàng coi nhan sắc cũng chỉ là trò đùa của tạo hóa. Trong chiếc hộp sơn ta của nàng có nhiều thứ nhưng lại không hề có một cái gương. Không

phải vì mẹ nàng không mua cho nàng một chiếc mà vì nàng không muốn soi gương. Nàng đau đớn khi lũ trẻ làng Quỳnh xâu hạt bưởi thành chuỗi như gắp chả nướng, đốt lên làm đèn, rồng rắn trước cổng gỗ thâm nghiêm nhà nàng mà hát : “Làng Quỳnh có chị Xuân Hương- Đẹp thì có đẹp mà không……”. Nàng biết mấy câu vè con cóc thô thiển ấy là của ông đầu xứ Thanh nhưng nàng vẫn hơi nghi ngờ,vì lẽ ông đầu xứ yêu nàng mê mệt nhiều năm nay. Ông ta chịu đựng những bài thơ và lời ong châm của nàng như một con trâu điếc, quỳ gối trước mặt nàng nếu nàng không chịu vỗ về ông ta dù chỉ bằng một ánh mắt. Ông ta không phải là người có tâm địa dí nàng xuống đất, để lấp liếm sự bất tài và lòng dạ xấu xa, đạo đức giả vờ “trong bụng họ toàn cứt

trâu- ông ta bảo Xuân Hương thế. Nàng cắn răng chịu đựng đòn thù tuy trong bụng cũng núng, không biết thoát ra khỏi cái giỏ cua đồng này thế nào đây”. Chỉ có duy nhất một người nhận ra vẻ đẹp đích thực của nàng chính là

chàng Nguyễn, một chàng trai có vẻ dịu dàng đặc biệt với nàng, có sự hào phóng dành riêng cho cảnh bần hàn của nàng. Và chính chàng đã nhận ra vẻ đẹp không gì sánh được, một vẻ tuyệt mĩ “ Nhưng liệu trong số người đẹp

Thăng Long bọc trong lụa là gấm vóc và được tưới bằng rượu ngon trong lầu son gác tía ấy ai có được thân hình và đôi mắt trong biếc, giọng nói vừa êm dịu vừa lanh lảnh và chứa một nội lực làm say đắm lòng người như cô gái hái sen đứng trong thuyền trước mặt chàng đây?”. Chàng không còn nghĩ tới nữ

sĩ Xuân hương với những bài thơ đầy tứ lạ, sắc sảo, vỗ mặt thói giả dối của thiên hạ mà chỉ còn lại trong lòng chàng một cô gái hái sen đẹp và tươi tắn, yêu đời trong nắng sớm. Rõ ràng lời đề từ luôn là sự báo hiệu chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chỉ có những người hiểu nàng mới có thể nhận ra vẻ đẹp của nàng, nhận ra sự sâu sắc trong thơ của bà chúa thơ Nôm, còn những kẻ “ong non, dê cỏn” phàm phu tục tử kia muôn đời không thể nào cảm nhận được vẻ

Trong Phường săn, tác giả có dẫn lời đề từ là một câu thơ của Nguyễn Du “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán - Bạch đầu đa hận tuế thời thiên”. Câu thơ đã khái quát chủ đề của tác phẩm. Nó là nỗi đau của một ông quan thất thế, khi quay đầu về núi Hồng Lĩnh bỗng trở thành một kẻ vô gia cư, anh em li tán, mỗi người một ngả. Ông quay về với mái đầu bạc trắng “Ba mươi lăm

tuổi, gầy yếu vì thiếu ăn nhưng chàng đâu đã già. Mười năm khư khư lòng trung với một ông vua hèn đớn chịu nhận một chức tam phẩm của vua Tàu? Chàng đánh mất mười năm trẻ trung của đời mình. Chàng phải lấy lại.” Sau

khi vua thất thế, Nguyễn trở về quê cũ, dòng họ Tiên Điền dang tay đón chàng. Núi Hồng, sông Lam, bến Giang Đình vẫn chờ đợi chàng về nhưng chàng về đây chỉ để săn nai, săn lợn nòi. Chàng cùng phường săn tìm giết chúng, ăn thịt chúng. “Ở Bắc chàng bôn ba dựng lại triều Lê. Xung khắc chí

hướng với ông anh vợ vẫn bao dung chàng và vợ con, vào nam tìm chúa mới, không đội trời chung với ngụy triều, rốt cuộc tưởng rục xương trong ngục Tây Sơn. Mọi con đường giờ đây đã là ngõ cụt”. Nguyễn như con nai bị dồn

vào vách núi. Chàng về quê tìm chốn nương thân, sống nhờ vào chút tô tức mấy mẫu đất cha ông để lại, đợi thời. Vậy mà trong thơ chàng lại viết mình về quê để “làm bạn với hươu nai”. Thực ra mộng gác vàng chưa hết vấn vương. Chàng cười đầy chua chát : “tranh nhau làm đầy tớ vua mà không được thì

quay ra chửi đời, rồi ghép vần mua vui”. Nguyễn thường cười mỉm một mình

vì chuyện ấy, cả làng không ai hiểu. Đó chăng là sự giải thích cho “bạch đầu đa hận tuế thời thiên vậy”.

Đi đêm được mở đầu bằng câu thơ chữ Hán của Nguyễn Du “cổ mạch

hàn phong cộng nhất nhân”(Trên con đường cũ, gió lạnh thổi cả vào một

người). Lời đề từ này mở đầu truyện ngắn để nói về nỗi cô độc, lạnh lẽo của chàng Nguyễn trên con đường cứu vớt nỗi khổ đau của thập loại chúng sinh.

Khi về núi Hồng Lĩnh, ngắm dòng sông Lam, và lên núi đàm đạo với sư Huyền Hư, Chàng Nguyễn có dịp ngắm lại núi sông quê mình. Đây là thời gian mà Nguyễn có những tâm sự đớn đau, dằn vặt nhất. Chàng vẫn nhớ như in câu nói ngày nào của cha : “Chỉ có những thằng ngu mới không biết cúi

đầu trước núi”. Bây giờ chàng đang cúi đầu trước núi Hồng Lĩnh. Trên lưng

chừng núi, người bạn thơ, bạn rượu của chàng là Huyền Hư có lẽ đang chờ chàng. Trong ngôi chùa ấy chỉ có nhà sư và con chó đốm. Nó bỏ cuộc săn, ở lại chùa không muốn về làng với chủ cũ nữa. Con chó đốm chán đời. Chán săn đuổi và ngốn thịt sống khi ngoạm được vào mông con lợn rừng hay con nai, tận hưởng dòng máu ấm và ngọt trôi xuốn họng trong tiếng la hò thất thanh của phường săn. Và chàng đang có tâm trạng giống như nó vậy “mười

năm lầm lạc, mình không hơn gì một tên vô lại, không nuôi nổi vợ con. Không nên cơm cháo gì trong cuộc phục hưng một vương triều mà cái gốc đã trốc. Chàng tự trách mình, thấy mình bơ vơ. Anh em mỗi người một ngả. Vợ con vứt ở góc trời chưa đón về được mà cũng chưa biết bao giờ mới đón về được. Không thể ngồi trong nhà dưới ánh đèn sáng đĩa đèn dầu lạc và tự ngâm ngợi những câu thơ chán chường làm hồi còn nương thân trong nhà ông anh vợ ở Thái Bình”. Chàng thấy lo lắng khi cha bảo “Họ Nguyễn nhà mình với hậu thế may ra chỉ còn Du này thôi”, và rồi mồ hôi chàng túa ra đầy mình, mặt thì đỏ như gấc. Nhưng lời mong ước của cha chàng chưa thực hiện được vì “ba mươi năm có lẻ mà vẫn chửa nên cơm cháo gì”. Nhìn đất nước đổi thay, vật đổi sao dời, triều đình loạn lạc mà lòng Nguyễn đau xót vô cùng. Chàng luôn loanh quanh một câu hỏi “Làm sao cứu được dân đây?” để rồi bỏ phí mười năm cứu một triều vua đang như một lũ nha môn thất sủng bên Tàu. Trong cuộc trò chuyện với Huyền Hư, Nguyễn luôn canh cánh câu hỏi : “Vậy

thì ai, ai sẽ là người cứu nhân độ thế?” Câu trả lời của nhà sư đã định hướng

lẫn với tâm trạng của kẻ cùng đường không dẫn chàng tới vực thẳm mà đưa chàng bay lên bầu trời. Chàng thấy mình không còn là mình trước đây nữa, ông quan võ Nguyễn Du, nho sĩ cần vương Nguyễn Du biến mất như chưa hề có. Mạch máu chàng đang sôi, chàng nói : “Thơ! Thưa bác, còn thơ nữa. Thơ

sẽ cứu nhân độ thế! Thơ sẽ mạnh hơn cả gươm giáo!”. Nguyễn nhận ra với

chàng chỉ có thơ mới giúp chàng cứu nhân độ thế. Chàng cần phải về ngay với cái nghiên mực đã sứt một miếng nơi cửa miệng- cái nghiên gia bảo mà ông nội chàng đã viết “gia huấn ca”, cha chàng viết những bài thơ thổ lộ tình cảm ẩn ức với mĩ nhân. Còn với chàng sẽ dùng nó để viết những bài thơ của lòng mình. “Ôi! niềm vui độ thế đang ngập tràn trong lòng chàng”. Chàng xuống núi ngay trong đêm. Gió thổi từ sông Lam lên mạnh hơn rất nhiều. Nguyễn cúi lom khom thân mình gầy guộc vì thiếu ăn và những đêm không ngủ được đi ngược làn gió thổi trên con đường mà ông nội, cha chàng, các anh chàng đã từng đi nhưng hình như họ chưa bao giờ đến một nơi nào cả, không trả lời được một nan vấn nào cả. Tất cả họ đi đâu hết rồi? Chỉ trơ trọi mình chàng, gió dồn cả vào mình chàng. Đêm đó chàng ngồi vào án thư viết một mạch xong bài thơ Dạ hành, bài thơ Đi đêm.

Lời đề từ đã cho ta biết những nét tư tưởng chính mà tác giả muốn gửi gắm. Đó là sự cô đơn, lạnh lẽo của Nguyễn Du trên con đường đi tìm chân lý cứu vớt chúng sinh nghèo khổ. Và phải chính từ tấm lòng xót thương vô hạn của ông với nhân dân mới giúp Nguyễn Du có được những tác phẩm tuyệt hay như thế.

Trong truyện Cây đắng cay, lời đề từ là một câu ca dao “Gió đưa hoa

cải về trời- Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Lời đề từ này đã giúp ta hiểu rõ

thêm tư tưởng của tác phẩm. Ông Giáo và ông Lẫm là đôi bạn thân. Họ cùng lớn lên trong cảnh nghèo khó của gia đình và quê hương - nơi nắng gió, lụt lội quanh năm. Nhất là họ lại làm nghề giáo, đồng lương không nuôi nổi bản thân

đến nỗi phải sống nhờ vào vợ. Hàng ngày hai ông phải chịu sự la lối, chửi bới của hai bà vợ cay nghiệt. Vợ ông Giáo là một bà Thát-chơ gang thép đã tuyên bố với ông rằng: “Nếu hôm nay ông không chịu lặn lội tìm ra một chỗ dạy

thêm để làm tăng trưởng số tiền lương còm của ông thì coi như bếp đã giải tán và mời ông ra ăn cơm bụi bằng chính số tiền của ông chứ bà không cưu mang ông nữa”. Gặp ông Lẫm, ông Giáo có dịp trút hết bầu tâm sự lòng

mình. Cuộc sống bon chen nơi thủ đô ồn ã đã khiến ông chạnh lòng khi nhớ về quê nhà, nhớ cái đình làng, cái ao đục ngầu trong mùa lũ nhưng đã kịp trong veo trở lại khi mùa thu tới. Ông chợt nhớ lại cả những tia chớp trên bầu trời ấu thơ, rộng rãi, thênh thang. Ông không hề có cảm giác mình là con gián

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w