- PH.ĂNGGHEN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÀ NƯỚC
3. Về phương thức thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hộ
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ MỘT TÊN TUỔI LỚN CỦA THIỀN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ
NAM THẾ KỶ XVII
DOÃN CHÍNH (*) TRỊNH THỊ KIM CHI (**)
XVII. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như trước tác của ông còn lại đến ngày nay được ghi lại trong sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn. Hương Hải (1628-1715), tên tục là Tổ Cầu, người hương áng Độ, huyện Chân Phúc (nay thuộc tỉnh Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình thế phiệt, nhiều đời làm quan cho triều đình. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, bẩm tuệ. Năm 18 tuổi, Hương Hải thi đỗ Hương tiến, được bổ nhiệm chức Tri phủ Triệu Phong (nay là tỉnh Quảng Trị). Năm 25 tuổi, ông mến mộ Phật pháp, bèn theo thụ giáo với Viên Cảnh thiền sư ở Lục Hồ, được đặt tên hiệu là Huyền cơ thiện giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải thiền sư. Sau ông lại theo học đạo ở Đại Thâm Viên Khoan thiền sư. Hương Hải làm quan được hơn ba năm, sau từ chức, dong thuyền ra đảo Tiêm Bút La (Cù lao Chàm ở biển Đà Nẵng ngày nay) dựng am tu Phật. Tương truyền, lúc mới đến dựng am, nơi này có nhiều ma quỷ lộng hành, phiền nhiễu việc tu hành của ông, nhưng nhờ có đạo pháp và đức hạnh thâm diệu, ông đều trừ tịch được tất cả, do vậy ông rất được dân làng kính nể, ngưỡng mộ. Chúa Đàng Trong là Nguyễn Phúc Tần nghe danh Hương Hải thiền sư liền cho người đi đón, mời về lập viện Thiền tĩnh ở núi Quy Kinh cho ông trụ trì.(*)
Cuộc đời của Hương Hải trải qua nhiều bước thăng trầm. Lúc bấy giờ có Gia quận công là người Đàng Ngoài, theo quan quân đi đánh Đàng Trong nhưng bị bắt, sau được Chúa Nguyễn Phúc Tần tha và cho dạy học trong nội cung, thường đến nghe Hương Hải thiền sư thuyết pháp. Sau có kẻ ghen ghét, dèm pha, tâu với Chúa Nguyễn Phúc Tần rằng thiền sư cùng Gia quận công lập mưu kín với nhau để trốn về Bắc. Vì chuyện này mà Hương Hải bị Chúa Nguyễn Phúc Tần bắt và tra hỏi mãi, nhưng do không ra manh mối nên đã ép buộc thiền sư phải vào Quảng Nam ở. Sự đối xử bạc đãi của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã khiến Hương Hải quyết chí cùng đồ đệ vượt biển về Bắc. Chúa Trịnh Căn ở Đàng Ngoài hay tin liền cho người đi đón ông về triều, mời vào kinh giao việc, sai vẽ địa đồ hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa, trọng thưởng và cấp đất cho Hương Hải dựng am để tu. Đến năm Canh Thìn 1700, ông dời sang tu ở chùa Nguyệt Đường cho đến cuối đời, đệ tử theo thụ giáo rất đông, làm hưng thịnh phái Trúc Lâm. Năm 1715, ông mặc áo cà sa, ngồi kiết già, an nhiên thị tịch, thọ 88 tuổi. Trước tác của Hương Hải thiền sư còn lại gần 40 bài kệ tụng và hàng chục thiền ngữ ghi lại lời thuyết pháp của ông với môn đệ được lưu lại trong chương Thiền dật, sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn.
Trước những biến động của thế cuộc, chứng kiến cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn chính trị Nam - Bắc triều và những cảnh thanh trừ lẫn nhau nhằm tiếm đoạt quyền lực nội bộ dòng tộc triều đình Chúa Nguyễn, Hương Hải nhận ra rằng con đường Nho học không đủ để ông tìm đến sự thanh tịnh của tâm hồn. Chính Phật giáo đã giúp ông nhận ra sự đạt ngộ của tâm, tỏ rõ lẽ tử sinh của thân mệnh con người. Trong một bài kệ, ông viết:
Sinh tòng hà xứ lai? Hóa tòng hà xứ khứ?
Tri đắc lai khứ xứ Phương danh học đạo nhân.
Dịch nghĩa:
Sinh ra đến tự nơi nao? Sau đây lại tự nơi nào hóa đi?
Có hay nơi đến nơi đi,
Mới là học đạo, danh thì xứng danh([1]).
Còn Nho giáo là sợi dây nối ông với thế tục, triều chính để tạo cái nền vững chắc cho việc tu đạo. Cũng chính từ sự trải nghiệm của bản thân nên từ khi còn rất trẻ, Hương Hải đã từ bỏ nghiệp quan trường, dốc lòng học Phật. Tuy nhiên, trước những thăng trầm chìm nổi của cuộc đời, cũng như thái độ bạc đãi của người mà ông từng theo phụng sự, ông đã buộc phải trở ra Bắc, nhận lãnh công việc của Chúa Trịnh giao cho để củng cố niềm tin nơi chính quyền, nhằm mong muốn có nơi chốn yên thân, toàn tâm toàn ý tu hành.
Ngoài thời gian tám năm ở đảo Tiêm Bút La tu đạo, giúp đỡ người dân ở đó, mãi đến năm 56 tuổi, Hương Hải mới được yên thân tu hành, giáo hóa Phật pháp. Ông luôn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với triều đình Đàng Ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi ấy cho ông. Dù rằng khá muộn, nhưng sự nghiên cứu, tu tập thiền học ở Hương Hải đã mang lại những đóng góp nhất định về mặt học thuật trong cuộc phục hưng thiền phái Trúc Lâm vào thế kỷ XVII ở Đại Việt lúc bấy giờ.
Tiếp nối truyền thống Thiền tông, chú trọng tâm, xem tâm là gốc rễ của mọi vấn đề như trong thiền phái Trúc Lâm trước đó, Hương Hải thường dẫn lời của các bậc cao tăng, luận bàn, giảng giải mở rộng về nghĩa của tâm cho môn đệ dễ bề nghe hiểu. Bộ
Ngữ lục ghi chép lại các thiền ngữ của Hương Hải thiền sư có đoạn ông nói về tâm, chân tâm như sau: “Cái tự thể của chân tâm, không thể nói hết được, nó yên lặng như khoảng hư không rộng lớn, trong suốt như cảnh thanh tịnh sáng sủa, không thể lấy xứ sở có hoặc không mà thấu suốt được dấu tích u huyền, không thể dùng lời nói hiểu biết mà nhận chân được diệu thể mầu nhiệm, chỉ có người nào đến cõi chứng ngộ, mới đem cái tâm chân như mà thấu suốt được. Ví như người hòa muôn chất bột để làm hương, đốt một nén mà mọi mùi thơm đã đầy đủ, lại như người vào biển lớn để tắm gội, dội một gáo mà đã đủ vị nước của trăm sông”(2).
Tư tưởng trên của Hương Hải là sự diễn tả một cách sinh động, cụ thể tinh thần “bất lập văn tự, ngôn ngữ đoạn đạo” trong thiền học. Đó là, cái chân tâm, thể tính là màu nhiệm khôn lường, tĩnh lặng như hư không mà không gì là không thấu, không chút mối manh nếu cố công đi tìm, dù đường tơ kẽ tóc, không chút vết tích, hình tướng hiển hiện ra bên ngoài, đặc biệt là không thể dùng lý trí thông thường để phân tích, mổ xẻ mà nhận thức về nó được. Chỉ khi nào đạt đến chứng ngộ thì mới hiểu được cái tâm ấy như thế nào, còn khi vẫn luẩn quẩn trong vòng năng sở, còn phân chia vật - ta, tha - ngã, thị - phi thì việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt về tâm chẳng khác gì con nhện tự giăng ra tấm màn lưới ngôn từ để trói buộc mình trong đó. Cái tâm thể đại đồng này được biểu hiện ở con người cụ thể là tâm chúng sinh, hay còn gọi là mầm Phật tính đủ đầy mà ai ai cũng có, ví như hình ảnh “hòa muôn chất bột để làm hương, đốt một nén mà mọi mùi thơm đã đầy đủ, lại như người vào biển lớn để tắm gội, dội một gáo mà đã đủ vị nước của trăm sông”.([1])
Bản tâm ở mỗi chúng sinh là viên mãn, trong suốt, thanh tịnh như nhau cả, chỉ vì tâm vô minh, vọng động, phân biệt đối đãi nên mới đắm chìm vào vòng luân hồi triền miên bất tận. Luận giải về nguyên nhân khiến người đời vong khước bản tâm, Hương Hải thiền sư có lời bàn như sau: “Tâm chân như vắng lặng, biển giác trong suốt, không có đầu mối và danh tướng, không có dấu vết sở và năng, chỉ vì ban đầu nảy ra cái tâm vô minh bất giác, nhân ánh sáng lờ mờ soi vào hiện tượng bề ngoài, mà thấy có trần cảnh muôn màu ngàn vẻ khác nhau. Cho nên nói rằng, thân căn chúng sinh, đối với tâm chân như, không khác gì bóng hiện trong gương, từ đó xa rời tâm chân như, bỏ mất thể tính, cứ chấp trệ vào tướng, bám dính vào danh, chứa chất cái tâm trần ai vẩn đục, kết thành làn sóng nghiệp thức tiếp tục liên miên, tâm chân giác bị
khóa chặt vào cảnh chiêm bao, đắm chìm mãi trong ba cõi... buộc thân vào nghiệp chất khổ sở, dùng cái cánh vô minh tham tiếc, xông mình vào vòng lửa tử sinh”(3). Từ cuộc đời của Hương Hải thiền sư, có thể thấy, ông là bậc thiền giả chú trọng mặt thực hành thiền hơn là lý luận thiền. Vì lẽ đó, trong lời diễn giải thâm ý Phật pháp cho môn đệ, Hương Hải luôn dùng những hình ảnh dung dị, gần gũi để gợi cho học trò liên hệ, dần dần ngộ được ý chỉ thiền học. Theo Hương Hải, đầu mối của mọi sự đánh mất bản tâm cũng từ vô minh mà ra, là do không hiểu được thực tính của vạn pháp, kể cả con người, đều do nhân duyên mà có và bị chi phối bởi luật vô thường. Hương Hải gọi đó là “tâm vô minh bất giác”. Do vậy, sẽ là sai lầm, ngộ nhận nếu quan niệm rằng có cái ngã thường hằng, bất biến nơi con người. Chuỗi nhân quả dính mắc kéo theo khởi từ vô minh ấy khiến con người nhìn nhận mọi vật trong vòng biên kiến, phân biệt đối đãi giữa năng (cái chủ quan) - sở (cái khách quan), ta - vật, ngã - nhân, v.v., từ đó dẫn đến lục căn vướng mắc lục trần, đắm chìm trong tham - sân - si, chấp tướng chấp danh, tạo nghiệp chất chứa, thần thức đắm chìm trong u mê, ngụp lặn trong vòng lửa tử sinh, chơi vơi trong biển khổ trần ai sóng cả.
Để trở về với chân tâm, Hương Hải cho rằng, hành giả cần phải biết hồi quang phản tỉnh, làm cho tâm thể được ánh sáng trí tuệ bát nhã chiếu soi cùng khắp mọi nẻo u mê, dập tắt mọi ảo vọng và ngọn lửa dục vọng đang ngầm cháy trong tâm. Ông nói: “…dập tắt ảo tưởng trong lòng thì bóng giả tự tiêu diệt, nếu biết xoay ánh sáng trở lại với mình, gặp ngoại cảnh mà biết quan sát trong bụng, thì tự nhiên mắt Phật sáng mà bóng nghiệp chướng không còn, pháp thân hiện mà dấu trần tục khắc mất”(4). Thực hiện được như thế cũng có nghĩa là làm cho tâm được an trụ, không còn bị vật dục của trần cảnh sai khiến, lục căn không còn bị lục trần vướng mắc, níu kéo. Nếu dùng cái tâm an định này quán chiếu, thì trong phút chốc sẽ nhận ra được thực tướng của vạn pháp, xóa bỏ tâm vô minh, vọng động, khơi nguồn trở về với bản giác của pháp thân. Đó cũng là lúc hành giả nhận ra rằng: “hễ mê muội thì pháp điều khiển người, vạn pháp sai khác nhau mà người mê và ngộ không giống nhau, hễ giác ngộ thì người điều khiển pháp, người dùng trí tuệ thuần nhất mà dung hòa muôn cảnh… Cho nên chỉ cần trong tâm rộng rãi sáng trong, ung dung thoải mái, như trăng dưới nước, hoa trong gương, tuy hư không mà vẫn trông thấy, như đài gương không có ý gì soi khắp vạn tượng, dẫu có phản chiếu mà không lưu luyến cảnh nào”(5). Tư tưởng này
thể hiện rõ nét sự hài hòa tâm - cảnh của thiền phái Trúc Lâm, thiền giả đạt ngộ ngay trong lòng cuộc đời, với thái độ sống ung dung, tự tại, dùng cái chân tâm trong lặng ví như chiếc đài gương mà ứng biến cùng khắp cái muôn màu muôn vẻ của vạn pháp trong thế tục. Trạng thái này còn được Hương Hải gọi là “Quan tự tại” qua bài kệ ông viết:
“Kiến, văn, tri, giác vô chướng ngại, Thanh, hương, vị, xúc thường tam muội.
Như điểu không trung chỉ tự phi, Vô thủ, vô xả, vô tăng ái”.
Dịch nghĩa:
Tính thấy, nghe, hiểu, biết của mình không chướng ngại,
Đối với tiếng nói, vị thơm, món ăn và tiếp xúc, thường giữ được chính định Như con chim tự ý bay liệng ở giữa bầu trời,
Không tham lam, không bỏ dời cũng không yêu không ghét. Nếu hiểu được chỗ ứng đối sự vật vốn là vô tâm,
Mới có thể gọi là “Quan tự tại”(6).
Là bậc thiền giả tâm huyết, từng thuyết giáo tại chùa Nguyệt Đường đến những năm cuối đời, thu hút đông đảo học trò theo học, Hương Hải thường đọc tụng nhiều bài kệ giảng dạy cho thiền sinh hiểu tâm ý của Phật pháp. Một trong những cách thức để đi đến giác ngộ là thực hiện pháp môn bất nhị, nghĩa là trong mọi sự quan sát, suy tư, chiêm nghiệm, hoàn toàn không có bất kỳ sự khác nhau giữa cái này với cái khác, giữa thân Phật và thân ta, giữa mê và ngộ, giữa phàm và thánh, v.v.. Ai đạt đến cảnh giới ấy thì sẽ vượt ngoài mọi vòng biên kiến, chấp hữu - vô, thường - đoạn, nhân - ngã, sinh - tử, v.v.. Niết bàn ngay trước mắt, chẳng phải lao tâm khổ tứ kiếm tìm. Tinh thần hướng đến sự phá chấp vượt ngoài mọi biên kiến của nhận thức thông thường còn được Hương Hải bàn đến trong bài kệ:
“Phản vọng quy chân vạn lụy không, Hà sa phàm thánh bản lai đồng.
Mê lai tận thị nga đầu diệm, Ngộ khứ phương tri hạc xuất lung. Phiến nguyệt ảnh phân thiên giản thuỷ,
Cô tùng thanh nhậm tứ thì phong. Trực tu mật khế tâm tâm địa, Thuỷ ngộ bình sinh thụy mộng trung.”
Tạm dịch:
Giữ đúng, chống càn, lụy sạch không, Bao nhiêu phàm, thánh vốn chung lòng.
Khi mê nào khác ngài xông lửa, Lúc tỉnh liền hay hạc xổ lồng.
Mảnh nguyệt chiếu gương ngàn suối nước, Bốn mùa, dạn gió, một cây thông.
Chân tâm khế hợp cùng chân lý, Mới rõ xưa kia chỉ giấc mòng(7).
Bài kệ trên đã phản ánh rõ nét tinh thần phá chấp của Hương Hải thiền sư. Dù rằng trong một chừng mực nhất định, tư tưởng này chưa đạt đến tầm mức tuyệt đối, uyên áo, hài hòa cả về mặt lý luận lẫn mặt thể nghiệm nó trong đời sống như ở Tuệ Trung Thượng Sĩ - người đã để lại ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của Sư Tổ Trúc Lâm Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nhưng những đóng góp của Hương Hải về vấn đề này cũng đã làm cho cuộc vận động phục hưng thiền phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII thêm phong vị.
Tu thiền thực chất chính là thực hiện một sự trở về, trở về với quê hương bản tâm nguyên sơ chưa từng nhiễm tập. Trong sự trở về đó, khi thiền giả “phản vọng quy chân” từ bỏ tâm vọng động, về với chân tâm, thì cũng là lúc trút bỏ lụy phiền đeo đẳng bên mình suốt bao năm như bóng theo hình. Thiền giả chứng được thực tướng của vạn pháp cũng giống như chiếc đài gương trong sáng phản chiếu các sự vật, hiện tượng, nhưng không một mảy may niệm lự dính vương. Lúc mê, cứ ngỡ rằng phàm thánh là phân biệt, đối đãi; khi ngộ mới hay tất cả đều do tâm mà ra. Đời người như giấc mộng dài, bao ganh đua, tranh giành, tạo tác để thỏa mãn ái dục, mong cầu ngẫm có khác gì con thiêu thân lao mình vào lửa, bị vật dục sai khiến, xác thân nung nấu. Lúc ngộ ra mới hay cái mà người đời chạy vạy, theo đuổi chỉ là bọt bể, phù du trong cái hữu hạn của thân mệnh và cái vô hạn của luật vô thường chi phối.
tâm không mà ngộ đạo, rằng cầu đạo Bồ đề không phải đơn giản chỉ dừng lại ở việc siêng năng tụng niệm kinh kệ để đạt thành chánh quả, mà quan trọng hơn, hành giả phải đạt đến trạng thái vô tâm, có nghĩa là đối cảnh mà tâm vẫn an nhiên, tự tại, không bị vật dục lôi kéo, cám dỗ. Hương Hải viết:
“Kiến vật tiện hiện tâm, Vô vật tâm bất hiện. Thập phần thông tắc trung,
Chân tâm vô bất biến. Nhược sinh trí thức giải, Khước thành điên đảo kiến,
Đổ cảnh năng vô tâm, Thuỷ kiến bồ đề hiện”.
Tạm dịch:
Tâm, nhân sự vật hiện ra, Nếu không sự vật tâm đà hư không.