Qua mỗi kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội cũng có sự phát triển theo hướng ngày càng đầy đủ, toàn diện và phù hợp với quá trình vận động của đời sống dân sinh.
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn, những nhu cầu thiết yếu của người dân không được đáp ứng đầy đủ, nên mục tiêu cấp thiết được Đại hội VI xác định là phải ổn định đời sống kinh tế, đáp ứng những nhu cầu cấp
bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân. Cụ thể là, mọi chính sách an sinh xã hội phải đảm bảo sao cho người dân “ăn đủ no, có thêm dinh dưỡng, mặc đủ ấm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hoá, tăng thêm đồ dùng thiết yếu của các gia đình, khắc phục một bước khó khăn về nhà ở”. Hơn nữa, cần phải coi đây vừa là mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là
“quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”(4).
Mục tiêu thực hiện an sinh xã hội được mở rộng thêm một bước mới, khi mà tại Đại hội VII, Đảng ta xác định phải “đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư...”. Đảng và Nhà nước phải quan tâm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất cho nhân dân, như bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt, nâng mức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm chất dinh dưỡng bữa ăn, cải thiện nhà ở, tăng tiền lương và thu nhập, quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng, giúp đỡ người già cô đơn và trẻ mồ côi, những người cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc sống, phấn đấu đến năm 2000 phải giải quyết căn bản những nhu cầu bức xúc của nhân dân: “xoá nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân”(5).
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), lần đầu tiên Đảng ta chính thức đưa nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội thành một tiêu chí và coi đó là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội: Xây dựng xã hội mà ở đó, người dân có “cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”, “đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất”(6). Chính sách an sinh xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người đã được Đảng ta xác định là động lực to lớn để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân”.
Không chỉ xác định đảm bảo an sinh xã hội là động lực to lớn, Đảng ta còn coi đó là mục tiêu chiến lược để không chỉ thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà còn hướng tới “thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo
điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”(7). Thực hiện thành công các mục tiêu này không chỉ giúp chúng ta giữ vững định hướng chính trị, ổn định đời sống kinh tế - xã hội, mà còn tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển đất nước theo hướng bền vững.
Như vậy, có thể nói, đến Đại hội VII, nhận thức của Đảng ta về một hệ thống an sinh xã hội nhiều tầng, đối tượng bao phủ rộng với trụ cột là bảo hiểm xã hội đã được định hình. Điều này, một mặt, thể hiện nhận thức của Đảng về bản chất của an sinh xã hội ngày càng đầy đủ hơn và hiện đại hơn; mặt khác, cũng hình thành khung lý luận làm kim chỉ nam cho việc xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp với mục tiêu và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tiếp theo.
Trong các kỳ Đại hội VIII và IX của Đảng, công tác đảm bảo an sinh xã hội vẫn được xác định với những nội dung cơ bản, như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất cho nhân dân, v.v.. Nhận thức mới về mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội được Đảng xác định là nâng cao "chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập vào cộng đồng quốc tế”(8) và hướng đến sự "phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã`hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của xã hội;
tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lương; cơ bản xoá đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; chăm sóc tốt người có công;... nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt hơn các chính sách ưu đãi và bảo trợ xã hội để "bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương..., người già không nơi nương tựa, những người tàn tật và những nạn nhân do hậu quả chiến tranh và thiên tai để lại,v.v.” đều được chăm sóc, giúp đỡ(9).
Chủ trương “xây dựng chính sách an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình
cứu trợ xó hội, tạo việc làm...” nhằm đạt được mục tiờu cải thiện rừ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nêu ra tại Đại hội X của Đảng.
Các mục tiêu cụ thể vẫn là “chú trọng thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội; vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội; chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa; giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, lang thang”(10). ở đây, điểm mới của so với các kỳ đại hội trước là ở chỗ, bên cạnh những nhiệm vụ “truyền thống”, nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội còn phải hướng đến nhiều đối tượng khác, như nông dân, người già, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, v.v.. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành một mạng lưới an sinh đồng bộ, có diện bao phủ nhiều đối tượng, ở nhiều khu vực kinh tế - xã hội khác nhau mà Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đang hướng đến.