Về tầm quan trọng của an sinh xã hội trong ổn định và phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ppt (Trang 70 - 72)

- PH.ĂNGGHEN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÀ NƯỚC

1. Về tầm quan trọng của an sinh xã hội trong ổn định và phát triển kinh tế xã hộ

XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

NGUYỄN VĂN CHIỀU (*)

Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội qua các kỳ đại hội từ 1986 đến nay trên ba phương diện: Tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội; mục tiêu và nhiệm vụ thực hiện an sinh xã hội; phương thức thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội; trong bài viết này, tác giả đã khẳng định đây là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đó theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảm bảo an sinh xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước. 25 năm đổi mới, cùng với những thành tựu trong đổi mới kinh tế - xã hội, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội cũng có nhiều đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn. Điều này đã được thể hiện rõ trong các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ đại hội. Do vậy, việc tổng kết lại những quan điểm của Đảng ta về đảm bảo an sinh xã hội trong những năm đổi mới vừa qua (từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay) không chỉ có ý nghĩa khái quát một vấn đề lý luận xuyên suốt của Đảng mà quan trọng hơn, nó còn là cơ sở cho việc xây dựng chính sách an sinh xã hội hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

1. Về tầm quan trọng của an sinh xã hội trong ổn định và phát triển kinh tế - xã hội hội

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã diễn ra với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết, nhưng bảo đảm an sinh xã hội vẫn được Đảng xác định là nhiệm vụ

thường xuyên và có tầm quan trọng hàng đầu([1]), vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển nhằm phát huy mọi khả năng của con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quan điểm của Đảng, thực hiện tốt an sinh xã hội là để tạo ra tiền đề quan trọng cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Đảm bảo tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất giữa đổi mới về kinh tế với đổi mới chính trị, xã hội, tạo sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ngay trong những bước đi đầu tiên của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Quan điểm trên đây đã cho thấy sự chuyển hướng và đổi mới quan trọng về đường lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực an sinh xã hội. Chính những thành công trong đảm bảo an sinh xã hội đã góp phần tạo ra sự ổn định trong xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để có được những thành tựu vững chắc trong thời kỳ tiếp theo.

Cùng với những thành tựu trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, nhận thức về an sinh xã hội cũng tiến thêm một bước mới, khi tại các Đại hội VII và VIII, Đảng ta đã xác định đảm bảo an sinh xã hội là vì con người và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội thống nhất với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đều nhằm phát huy sức mạnh nhân tố con người, phục vụ con người. Thực hiện an sinh xã hội góp phần "tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", "tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau”.

Với sự khẳng định tầm quan trọng của an sinh xã hội như trên, Đảng ta thẳng thắn thừa nhận, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, nhưng kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế và chưa vững chắc: "đời sống của một bộ phận nhân dân... nhìn chung còn khó khăn"; “một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối thiểu”; “công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân vẫn được duy trì trong điều kiện có nhiều khó khăn”; “đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của

một bộ phận nông dân bị giảm sút”, v.v.. Do vậy, khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tại Đại hội IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: Mọi chính sách an sinh xã hội đều phải góp phần “nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”([1]).

Đến Đại hội X, khi tiếp tục đưa chủ trương đảm bảo an sinh xã hội thành định hướng phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”, “càng đi vào phát triển kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục văn hoá, chăm sóc sức khoẻ nhân dân”(3).

Có thể nói, trong hơn 25 năm đổi mới, mặc dù đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác đảm bảo an sinh xã hội. Nhận thức, quan điểm và cơ chế, chính sách phát triển hệ thống an sinh xã hội đã được hoàn thiện qua từng kỳ đại hội của Đảng. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công của hơn 25 năm đổi mới và đảm bảo an sinh xã hội là mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải luôn chú ý đến chăm lo đời sống nhân dân và phải lấy "lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động của nhân dân” làm nền tảng cho sự ổn định chính trị - xã hội. Đồng thời, phải đảm bảo sự thống nhất giữa đổi mới kinh tế với đảm bảo tốt an sinh xã hội. Sự thống nhất này phải trở thành mô hình cấu trúc và định hướng của mọi chính sách kinh tế- xã hội. Đây chính là cơ sở lý luận và là đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội đa dạng, kịp thời, có độ bao phủ rộng và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ppt (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)