Theo Bách khoa toàn thư mở: “Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện và khoảng cách giữa chúng, để lượng hoá chuyển động của các đối tượng” (Wikipedia).
Trong vật lý học cổ điển từ thế kỷ XVI, Galilleo đã coi thời gian như một công cụ để nối kết các chuyển động của các đối tượng nghiên cứu. Tới thế kỷ XVII, Newton đã nghiên cứu về thời gian như một đối tượng tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, trôi đều đặn từ quá khứ đến tương lai. Theo Newton, thời gian tuyệt đối, đích thực, có tính toán học, theo tự tính của nó là đều đặn và không liên quan gì đến bất cứ vật nào(8).
Newton cảm nhận được dòng chảy, hướng chảy của thời gian về phía tương lai. Đối với Newton, chỉ cần có một chiếc đồng hồ tốt thì dù ở bất kỳ vị trí nào, người ta cũng có thể đo khoảng cách giữa hai sự kiện với lượng thời gian bằng nhau. Nhưng tới đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của A.Enstein với phát minh khoa học về thuyết tương đối đã đem lại một cái nhìn mới về thời gian. Đó là thời gian gắn liền với không gian, giống như tình bạn phải có những người bạn vậy. Thời gian không cố định mà thay đổi cùng sự thay đổi của vận tốc và trọng lực của vật.
Trong thuyết tương đối hẹp (1905), A.Enstein cho rằng, không có một thời gian tuyệt đối, duy nhất. Mỗi người có một độ đo thời gian riêng của mình, phụ thuộc vào vị trí họ đứng, tốc độ chuyển động của họ. Bởi vậy, nếu xảy ra vụ nổ ở một ngôi sao cách trái đất một tỉ năm ánh sáng thì phải tới một tỉ năm sau con người nơi mặt đất mới quan sát thấy vụ nổ ấy Theo lý thuyết tương đối của A.Enstein, ở tốc độ vận động bằng tốc độ của ánh sáng, kích thước vật thể rút ngắn lại và thời gian trôi chậm đi.
Nghịch lý trẻ sinh đôi minh chứng cho lý thuyết này. Nếu hai anh em sinh đôi, một người ở lại trái đất, một người đi vào vũ trụ, sau một thời gian trở về thì người đi vào vũ trụ sẽ trẻ hơn người anh em sinh đôi của mình. Một con tàu vũ trụ phóng vào không gian với vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chậm đi bằng 1/2 so với thời gian trên trái đất. Và nếu nó vận động với vận tốc 99% vận tốc ánh sáng thì thời gian trôi chậm đi 22,4 lần. Điều này cũng tương tự như quan niệm của Phật giáo về thời gian khác nhau trong các cảnh giới khác nhau.
Trong lý thuyết tương đối hẹp, vấn đề thời gian còn được xem xét dưới góc độ tâm
lý. Theo A,Enstein, ở góc độ tâm lý chủ quan, mọi cái trong thế giới đều “hư nguỵ”, vật chất hư nguỵ, không gian hư nguỵ, thời gian tưởng chừng tuyệt đối cũng hư nguỵ mà thôi. Sự trôi chảy của thời gian chỉ là một ảo tưởng của tâm thức. Thuyết tương đối được giải thích khá hóm hỉnh bằng hình ảnh bếp lò nóng và cô gái đẹp. Khi người đàn ông ôm một cô gái đẹp trong lòng thì thời gian một giờ tưởng chừng như chỉ là một phút. Trái lại, khi anh ta buộc phải ngồi gần một cái bếp lò quá nóng thì thời gian một phút tưởng như một giờ.
Sau khi phát minh ra thuyết tương đối hẹp, tới năm 1916 A.Enstein tiếp tục phát triển thuyết tương đối tổng quát, trong đó có tiên đoán về sự tồn tại của các lỗ đen (bkack hole) trong vũ trụ. Không gian và thời gian như một tấm vải có thể co giãn và rách được. Chỗ rách của tấm vải không - thời gian chính là lỗ đen. Khi thiên thể co lại thì sức hút của nó tăng lên, không - thời gian quanh nó cũng tăng độ cong. Tới một thời điểm nhất định, không - thời gian quanh thiên thể đó cong tới mức ánh sáng cũng không thoát ra nổi. Khi đó, trong lỗ đen, thời gian ngừng lại, không còn trôi chảy.
Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã tạo ra được 9 hạt phản nguyên tử (phản vật chất) - một dạng vật chất đặc biệt có khả năng hút nguyên tử vào nó. Đây là một trong những cơ sở để khẳng định về sự tồn tại thực tế của lỗ đen trong vũ trụ. Gần đây, các nhà thiên văn học quan sát trên bầu trời thấy có những
“vì sao nặng”, quay quanh một đối tượng vô hình. Đối tượng ấy có thể là một lỗ đen trong vũ trụ(9).
Giữa thế kỷ XX, Stephen Hawking tiếp tục phát triển tư tưởng về lỗ đen trong vũ trụ bằng giả thuyết: khi vật chất bị rơi vào lỗ đen, thời gian ngừng lại, sự vật bất động trong trạng thái tiềm sinh. Vào cuối thế kỷ XX, con người nỗ lực tìm kiếm những sự kiện lạ để chứng minh cho giả thuyết này. Ngày 14-4-1912, con tàu huyền thoại Titanic va phải băng khiến 1500 người bị mất tích. 80 năm sau, ngày 24-9-1990, tàu Foshogen đang đi trên biển Bắc Đại Tây Dương đã phát hiện từ vách núi một phụ nữ quý tộc Anh bị ướt sũng tên là Kate - là người đã mất tích trên con tàu Titanic. Ngày 9-8-1991, người ta lại cứu sống được người đàn ông tên là Smith có dấu vân tay trùng với dấu vân tay của thuyền trưởng Smith của tàu Titanic…(10). Một số sự kiện mất tích bí ẩn rồi sau một thời gian dài lại xuất hiện trở lại giống hình hài ban đầu càng khẳng định các lỗ đen (hay “lỗ hổng thời gian”, “đường hầm không - thời
gian”) trong vũ trụ là sự thật. Phải chăng vật chất đã vô tình bị hút vào lỗ hổng đó để tồn tại trong trạng thái tiềm sinh (somachi) của thời gian tĩnh lặng? Và khi nào “lỗ hổng thời gian” mở ra, vật chất đó lại xuất hiện với hình hài y như khi nó bị hút vào.
Tới đây, trạng thái Niết bàn trong Phật giáo - sự tĩnh lặng, ngưng đọng vĩnh cửu của thời gian trong tâm người giải thoát có điểm gặp gỡ với sự tĩnh lặng vô cùng của “lỗ hổng thời gian” và sự ngưng đọng của vật chất trong lỗ hổng đó. Tuy nhiên, Phật giáo nói tới Niết bàn trong tâm thức con người, còn vật lý học hiện đại bàn tới “lỗ hổng thời gian” tồn tại khách quan trong thế giới vật chất.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy, Phật giáo và vật lý học hiện đại có những điểm tương đồng sâu sắc trong quan niệm về thời gian. Điều đó khiến A.Enstein có cảm tình đặc biệt với Phật giáo. Ông đã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tôn giáo với khoa học tại New York: “Nếu trên thế giới có một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo ấy phải là Phật giáo.
Phật giáo không cần phải xét lại những quan điểm của mình theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”(11). Có thể thấy một số điểm tương đồng trong quan niệm về thời gian giữa Phật giáo và vật lý học hiện đại, đó là:
1. Bằng cái nhìn kết và động, Phật giáo và vật lý học hiện đại đều thấy sự dung thông giữa không gian và thời gian trong một tấm lưới vũ trụ hoàn hảo.
2. Cả hai đều thừa nhận tính vô cực (vô thuỷ vô chung) của thời gian trong sự vô thường của thế giới.(11).
3. Cả hai đều thừa nhận tính tương đối và tuyệt đối của thời gian.
Tuy nhiên, quan niệm về thời gian của Phật giáo không đồng nhất hoàn toàn với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học hiện đại. Những dị biệt trong hai quan niệm là:
1. Vật lý học hiện đại xây dựng khái niệm thời gian bằng thực nghiệm lý thuyết, còn Phật giáo lại dựa vào sự mách bảo của trực giác kinh nghiệm.
2. Phật giáo (đặc biệt là Thiền Đại thừa) hướng nội để tìm thời gian tương đối và sự ngưng đọng vĩnh hằng tuyệt đối của thời gian trong tâm thức con người; vật lý học hiện đại hướng ngoại để tìm thời gian tương đối trong thế giới vật chất, thời gian tuyệt đối trong lỗ đen vũ trụ.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai quan niệm đó cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.
Việc tìm hiểu, so sánh quan niệm về thời gian trong Phật giáo và vật lý học hiện đại giúp chúng ta thấy được sự vượt trước kỳ lạ của Phật giáo về vấn đề thời gian, sự gặp gỡ giữa Phật giáo và khoa học, sự giao thoa văn hoá Đông - Tây, từ đó xây dựng một nền văn hoá minh triết trong thời đại toàn cầu hoá. Đó là nền văn hoá kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc và nhân loại - nền văn hoá nhân bản, khai phóng và dung thông trong thời đại ngày nay.
*************************
(*) Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
(1) Đoàn Trung Còn. Phật học từ điển, t.II, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr.108 - 109.
(2) Đoàn Trung Còn. Phật học từ điển. Sđd., tr.726.
(3) Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Kim cương.
www.quangduc.com.vn.
(4) Đoàn Trung Còn. Phật học từ điển, t.II, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr.108 - 109.
(5) Fritjof Capra. Đạo của vật lý - một sự khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý học hiện đại và đạo học phương Đông. Nxb Trẻ, 2001, tr. 171.
(6) Daisetz Teitaro Suzuki. Huyền học đạo Phật và Thiên Chúa. Nxb Kinh thi, 1974, tr.143.
(7) Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Kim cương. Sđd., tr.142.
(8) Xem Fritjof Capra. Đạo của vật lý - một sự khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý học hiện đại và đạo học phương Đông. Sđd.,
(9) Xem Fritjof Capra. Đạo của vật lý - một sự khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý học hiện đại và đạo học phương Đông. Sđd.,
(10) Hồ Nguyễn Việt Thư. Đi vào khe hở thời gian. http://chungta.com, 2009.
(11) Thích Hạnh Đức. Phật giáo với thời đại, www.quangduc.com.vn, 2008.
SÁNG TẠO VÀ THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THỜI ĐẠI TRUYỀN THÔNG
LÊ HƯỜNG (*)
Phân tích những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật trong thời đại truyền thông và ảnh hưởng của chúng đến đời sống văn hoá, nghệ thuật Việt Nam đương đại dưới những hình thức và mức độ nhất định, trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải tác động của truyền thông cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật và từ đó, đưa ra ý kiến của mình đối với việc định hướng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật hiện nay trước những thách thức của thời đại truyền thông.
Thời đại chúng ta đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông.
Truyền thông làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới, vị trí của con người cá nhân được đề cao kéo theo sự thay đổi cả hệ giá trị chuẩn mực văn hoá thẩm mỹ truyền thống, trong đó có những thay đổi về quan niệm sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.
Truyền thông có thể hiểu là quá trình tương tác xã hội để chia sẻ thông tin. Theo đó, thời đại truyền thông mở ra khả năng liên kết và thông hiểu giữa con người với con người thông qua việc nắm bắt ý nghĩa của âm thanh, biểu tượng, ngôn ngữ.
Trước những tác động mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật số đến mọi lĩnh vực của đời sống con người, việc nắm bắt những đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật là cần thiết.
Nghệ thuật trong thời đại truyền thông có ba đặc trưng cơ bản đó là: đa phương tiện, siêu văn bản và tương tác. Tính đa phương tiện của nghệ thuật được thể hiện ở việc các phương tiện truyền thông hiện đại đều có thể tham gia vào sản xuất và truyền tải nghệ thuật. Khi nghệ thuật sử dụng đa phương tiện truyền thông trong sản xuất và truyền tải thì tính tương tác giữa nghệ sĩ với công chúng, giữa công chúng với tác phẩm ngày càng cao. Tính tương tác giúp người xem nối mạng với ngôi làng toàn cầu. Đồng thời, tính tương tác trong nghệ thuật còn mở ra sự dân chủ trong thưởng
thức và sáng tạo nghệ thuật.(*)Dưới tác động của truyền thông, tính đa phương tiện và tính tương tác trong nghệ thuật được kết nối thông qua những siêu văn bản. Siêu văn bản là một loại văn bản thông thường nhưng lại chứa một hay nhiều tham chiếu tới các văn bản khác. Người sử dụng có thể đi từ tài liệu này sang tài liệu khác thông qua các tham chiếu. Nhờ đó, chúng ta có thể đi vào xa lộ thông tin của thế giới bằng việc kết nối máy chủ với internet. Kỹ thuật siêu văn bản giúp người sử dụng có thể thu thập được những tư liệu quý về lịch sử nghệ thuật từ các văn bản văn chương cổ điển đến hiện đại thông qua các bản dịch mới kèm theo các hình ảnh thị giác.
Một trong những nét tiêu biểu của nghệ thuật trong thời đại truyền thông là nó thường gắn liền với những hiện tượng sốc, mới mẻ; đồng thời, nó còn mang tính giải trớ, tớnh lặp lại, tớnh chuỗi(1). Điều này được thể hiện đặc biệt rừ trong tiểu thuyết.
Nội dung của những tiểu thuyết trước đây chuyển tải thông điệp về các giá trị truyền thống, những quy tắc của đời sống xã hội và những nguyên lý đạo đức với những giá trị khá ổn định. Thay vào đó, trong thời đại kỹ thuật số, sự chuyển biến xã hội diễn ra mạnh mẽ, sự liên tục xuất hiện những tiêu chuẩn ứng xử mới, đòi hỏi một thứ văn kể chuyện dựa trên tính bất ngờ, tính đan xen, tính lặp lại. Mỹ học hiện đại chỉ ra rằng, tính chất của những sản phẩm nghệ thuật truyền thông đại chúng là tính lặp lại dựa trên một cái sườn ấn định trước. Những câu chuyện được dựng trên cái sườn đó căn bản là giống nhau. Việc mua sách được lý giải bởi nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn tâm lý. Sự thú vị của công chúng đến từ cái không truyện; sự giải trí sinh ra từ sự chối bỏ tính phát triển của những sự kiện, từ sự tháo lui khỏi cái căng thẳng của mối liên hệ quá khứ – hiện tại – tương lai mà tập trung vào cái giây lát. Từ những nhân vật của một câu chuyện thành công trước đó, người ta phục hồi lại và chế bản ra vô số những bản sao. Cơ chế này phổ biến rộng rãi trong tiểu thuyết bình dân hôm nay.
Có thể nói, sự lặp lại trong nghệ thuật thì ở thời đại nào cũng có, chứ không phải chỉ trong thời đại truyền thông. Nhưng, trong thời đại truyền thông, nó phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một bảng kiểu mẫu về sự lặp lại không cung cấp cho chúng ta tiêu chuẩn để đánh giá sự khác biệt về giá trị mỹ học. Do đó, khi sự lặp lại hiện diện trong nghệ thuật, thì cần phải thiết lập những tiêu chuẩn về giá trị nghệ thuật để đánh giá.
Trong thời đại truyền thông, nghệ thuật hoạt động theo tính chuỗi. Nghĩa là, xuất
hiện những sản phẩm nghệ thuật mà về mặt nội dung, đó là “một sự kế tiếp liên tục của những điều giống nhau” nhưng hình thức lại được ngụy trang dưới những dạng khác nhau. Nghệ thuật trong thời đại truyền thông đề cao tính giải trí. Bởi vậy, người ta thường đồng nhất một quyển sách thành công với một quyển sách mang giá trị giải trí.(1)
ở Việt Nam, với sự mở cửa, hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, những đặc trưng của nghệ thuật thời đại truyền thông cũng đã ít nhiều thâm nhập vào quá trình sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo nên sự biến đổi tích cực trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Là sản phẩm của đời sống xã hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự phong phú và đa dạng của đời sống nghệ thuật phản ánh thực tiễn sinh động của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ phát triển mạnh mẽ của truyền thông, của giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa Việt Nam và thế giới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy giới văn nghệ sĩ nước ta tích cực tìm tòi cái mới trong nội dung và hình thức nghệ thuật, mở ra những khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận mới so với trước đây.
Nếu ở thời kỳ trước đổi mới, nghệ thuật chú ý nhiều đến việc thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, thì từ khi đổi mới, với sự tác động của truyền thông đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh đề tài này, còn xuất hiện nhiều đề tài khác, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, những góc cạnh đa dạng trong đời sống con người với nhiều phương tiện và hình thức thể hiện. Đồng thời, sự phát triển của truyền thông còn tạo điều kiện cho công việc khai thác, phổ biến, lưu giữ và mang lại sự hồi sinh cho nghệ thuật truyền thống.
Mặt khác, sự phát triển của truyền thông còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và thế giới. Nhờ các phương tiện truyền thông, những thể loại nghệ thuật “bác học” của nhân loại không còn bị giới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một đối tượng công chúng nhất định; chúng ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Sự mở rộng giao lưu văn hóa nghệ thuật đã giúp cho giới sáng tác và công chúng yêu nghệ thuật có điều kiện nâng cao trình độ, nhu cầu và thị hiếu nghệ thuật. Tuy nhiên,