Triết học khoa học

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ppt (Trang 42 - 45)

Khoa học triết học nghiên cứu về quy luật và tính hợp lý của sự phát triển của khoa học. Trong bối cảnh cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, giới triết học Mỹ hiện đại rất quan tâm khai thác lĩnh vực này. Khuynh hướng lý luận cơ bản của nó là phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, dưới ảnh hưởng trực tiếp của triết học hậu phân tích, chú trọng vận dụng quan điểm chỉnh thể luận, liên hệ chặt chẽ với các nhân tố lịch sử và văn hóa xã hội, nghiên cứu trong trạng thái động quá trình lịch sử của sự phát triển khoa học và kết cấu nội tại của nó. Hình thành ba trường phái chính, mỗi trường phái đều đem lại những thành quả nghiên cứu đáng học hỏi.

Từ năm 1962, giáo sư T.S.Kuhn thuộc Học viện kỹ thuật Massachusetts đã xuất bản một số công trình, như Kết cấu của cuộc cách mạng khoa học, v.v. sáng lập trường phái chủ nghĩa lịch sử. Ông cũng là một nhà lịch sử khoa học nổi tiếng. Với tài liệu lịch sử phong phú, ông trình bày sự phát triển của khoa học như một quá trình lịch sử chuyển đổi từ “mô hình chuẩn” sang sự thay đổi lẫn nhau giữa tập trung, tích luỹ tri thức và sáng tạo mới, với một kết cấu sống động. Mô hình chuẩn không hề là những công thức lôgíc không biến đổi, mà là những mô hình tri thức tổng hợp mang bối cảnh thế giới quan và chịu sự quy định của các loại nhân tố văn hóa xã hội. Dưới ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng W.V.Quine, ông cho rằng về bản chất mô hình chuẩn là một “công cụ nhân tạo” dùng để giải quyết các vấn đề khó, các mô hình khoa học khác nhau đều có các ngôn ngữ khoa học mang sự thừa nhận và ý nghĩa bản thể luận không giống nhau, ví như các phương ngữ khác nhau thì có “tính không thể thông ước”, nó cho thấy khuynh hướng tương đối trong chủ nghĩa thực dụng của ông. Sau khi ra đời, học thuyết của Kuhn đã ảnh hưởng rộng khắp giới triết học khoa học quốc tế. Các học thuyết “nghiên cứu truyền thống” của Larry Laudan hay học thuyết chủ nghĩa đa nguyên của Paul Karl Feyerabend ở Mỹ đã điều chỉnh và phát triển thêm

học thuyết của Kuhn, đều thuộc vào trường phái này.

Bắt đầu từ những năm 70, Giáo sư D.Shapere đã xuất bản nhiều tác phẩm, như Lý tính và sự tìm kiếm hiểu biết (Reason and the Search for Knowledge), v.v. để tranh luận với chủ nghĩa tương đối của Kunh, thành lập trường phái chủ nghĩa lịch sử mới với Đại học Maryland làm trung tâm. Ông cho rằng sự hình thành khoa học trong mỗi thời đại vừa không giống nhau, vừa có những “vùng” (chuyên đề, phân nhánh hay bộ môn khoa học) liên kết lẫn nhau, chúng không ngừng phân chia rồi hợp nhất, biến đổi, đi sâu, làm cho chỉnh thể khoa học trở thành một hệ thống quy tắc của sự biến đổi, vận động. Ông phê phán chủ nghĩa tương đối của Kunh, cho rằng cách mạng khoa học đã tạo nên những sự biến đổi sâu sắc của các “vùng”, nhưng loại biến đổi này lại là sự tiến bộ khoa học lấy những liên hệ nhân quả của “lý tính” làm cơ sở, chứa đựng sự hợp lý. Tuy vậy, theo ông, chân lý chỉ là tính có thể chấp nhận được của các niềm tin khoa học trong một điều kiện lịch sử nhất định, quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực tại có thể bổ sung lẫn nhau với chủ nghĩa công cụ khái niệm của chủ nghĩa thực dụng, đây chính là mảnh đất chủ nghĩa tương đối còn sót lại. Thực tại luận được hình thành giữa những năm 70 đến nay đã trở thành một trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ, đại biểu chính của nó là nhà triết học nổi tiếng H.Putnam của Đại học Harvard. Từ 1975 về sau, Putnam đã xuất bản một số công trình, như Lý tính, chân lý và lịch sử, v.v.. Ông có nhiều sáng kiến và đóng góp trong quá trình phát triển triết học hậu phân tích, xây dựng nên cương lĩnh triết học của thực tại luận khoa học. Theo Putnam, ngôn ngữ khoa học biểu đạt sự vật thực tại, quy tắc lý luận khoa học trong quá trình phát triển mang tính chỉnh thể không ngừng tiếp cận tới chân lý của thực tại; nhận thức khoa học hình thành và phát triển trong thực tiễn xã hội của sự tương tác, liên hệ nội tại giữa chủ khách thể; tiến bộ khoa học có tiêu chuẩn giá trị khách quan và chức năng xã hội to lớn. Ông chỉ rõ: khoa học là sự thống nhất của chân và thiện, nó đã thực hiện những giá trị vô cùng to lớn trong cách mạng công nghiệp và hiện đại hóa xã hội, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa con người và thực tiễn phát triển xã hội, định hướng theo những giá trị hợp lý, không ngừng thúc đẩy sự nghiệp cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ thập niên 90 về sau, ông cũng phần nào tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa thực dụng về ý nghĩa và giá trị của khoa học. Thực tại luận khoa học ngày nay phát triển phong phú, ví dụ như các

học thuyết mới của R.N.Boyd, I.Hacking, C.Hook và M.A.Bunge (Canada).

Triết học khoa học Mỹ hiện đại đều có quan điểm nghiên cứu sự phát triển của khoa học và giá trị của nó trong mối liên hệ chặt chẽ với các nhân tố lịch sử và văn hóa xã hội. Từ thập niên 80 trở lại đây, nó thúc đẩy phát triển một môn khoa học mới mang tính tổng hợp là “khoa học, kỹ thuật và xã hội” (viết tắt là STS). Khoa học chính là “lực lượng sản xuất hàng đầu” cho sự phát triển xã hội, cách mạng khoa học - kỹ thuật đang thúc đẩy những sự biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực xã hội, đồng thời nó cũng sinh ra một số hiệu ứng phụ cần được nghiên cứu để ngăn ngừa. Môn khoa học mới mang tính tổng hợp này có nội dung nghiên cứu rộng rãi, như quan hệ giữa khoa học - kỹ thuật với kinh tế, sản xuất kinh doanh, giáo dục, văn hóa, v.v.. Ngày nay, có nhiều trường đại học ở Mỹ đã thành lập cơ quan nghiên cứu “STS” và giảng dạy các môn học liên quan, thành lập học hội “STS” toàn Mỹ, hàng loạt các nhà triết học khoa học Mỹ đã đạt được những kết quả học thuật rất đáng chú ý về các mặt lý luận, lịch sử, chiến lược phát triển của việc triển khai nghiên cứu “STS”. Xu thế nghiên cứu này rất đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi.

Người dịch: ThS. TRẦN THÚY NGỌC (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) (xem tiếp phần 2)

VẤN ĐỀ THỜI GIAN TRONG PHẬT GIÁO VÀ VẬT LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

NGUYỄN THỊ TOAN (*)

Thời gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật lý học hiện đại về thời gian. Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học hiện đại. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nhiều điểm dị biệt.

“Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết”. Lời của một triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống và cái chết, cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian. Thời gian trôi qua vô hình nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thành quả của nhân loại. Câu hỏi về thời gian vẫn hấp dẫn con người qua mọi thời đại. Bởi thế, các nhà triết học, vật lý học thường dành một vị trí nhất định cho vấn đề thời gian trong các công trình nghiên cứu của mình. Cách đây gần 2.600 năm, Phật giáo đã có một cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với quan niệm về thời gian của vật lý học hiện đại. Với tinh thần “cầu đồng tôn dị”, việc tìm hiểu quan niệm về thời gian trong Phật giáo và vật lý học hiện đại là để hiểu thêm về những tương đồng, dị biệt trong hai nền văn hoá Đông - Tây nhằm xây dựng một nền văn hoá nhân văn, khai phóng và dung thông trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay.(*)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ppt (Trang 42 - 45)