Các nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới khá phong phú và đa dạng, và đưa ra nhiều kết luận không thống nhất về tác động của FDI tới nền kinh tế.
Trong nghiên cứu của Borensztein ( 1995 ) để đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, Borensztein đã chứng minh và đưa ra công thức cơ bản sau :
G=CR0R + CR1 RFDI + CR1 RH + CR3 RFDIxH + CR4 RYR0R + CR1 RA
Với g: là biến phụ thuộc biểu thị cho tăng trưởng kinh tế, FDI : là đầu tư trực tiếp nước ngoài, H: là vốn con người, FDI x H : là biến kết hợp với vốn con người thể
hiện khả năng hấp thụ của nền kinh tế nơi tiếp nhận vốn FDI Yo : là GDP bình quân
đầu người , A: là tập hợp các biến khác tác động đến tăng trưởng kinh tế ( Chính sách kiểm soát của chính phủ, chi tiêu của chính phủ, thị trường ngoại hối đen,sự bất ổn chính trị, tỉ lệ lạm phát…).
Laura Alfaro sử dụng phương pháp hồi qui với số liệu hỗn hợp (panel data) để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các ngành khác nhau cho 47
nước trong giai đoạn 1981-1999, mô hình nghiên cứu như sau:
19
Trong đó, GROWTH là tốc độ tăng trưởng kinh tế, INITIAL GDP là GDP thực tế bình quân đầu người, CONTROLS là biến kiểm soát, FDI là vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đi đến kết luận, FDI có tác động tích cực tới tăng năng suất của doanh nghiệp ngành chế biến, nhưng đồng thời lại tác động tiêu cực tới tăng trưởng của các ngành nông nghiệp và khai khoáng (Alfaro L., 2003).
Tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng cũng được kiểm định trong nghiên cứu của Kumar và Pradhan (2002) sử dụng số liệu hỗn hợp cho 107 nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-1999 với mô hình như sau:
yRitR = aRiR +αIRditR + λIRfitR+ β lRitR +γhRitR + εRit
Trong đó, y là tốc độ tăng GDP (%), IRdR là tỷ lệ đầu tư nội địa, IRfR là tỷ lệ FDI/GDP, l là tốc độ tăng của lao động, h là tốc độ tăng của vốn con người.
Trong Nghiên cứu của Mencinger (2003) về vai trò của FDI tới tăng trưởng của 8
nước chuyển đổi ở Đông Âu sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 lại chỉ ra
rằng FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU. Nguyên nhân có thể là do quy mô nhỏ của các nền kinh tế này và FDI quá tập trung vào thương mại và tài chính nên đã làm giảm tác động tràn về năng suất trong các ngành kinh tế nói chung. FDI cũng không nhất thiết tăng áp lực cạnh tranh do các đối thủ cạnh tranh của nước nhận đầu tư hầu hết là mới và nhỏ, do vậy dễ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi.
Haskel và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của mình đã sử dụng dữ liệu hỗn hợp
từ năm 1972 đến năm 1992 của Anh với mô hình nghiên cứu sau: Ln YP
d
PRitR =αln INPUTP d
PRitR + FORRR,t-kR + FORRI,t-kR +δZP d
PRitR + εRit
Trong đó, R và I là quốc gia, & ngành; INPUT là các nguồn lực bao gồm vốn
(K), lao động (L), nguyên vật liệu (M), thời gian (h). FORRR Rvà FORRIR là sự hiện diện của nước ngoài trong quốc gia và ngành, ZP
d P
là biến kiểm soát khác, ε là quan sát ảnh hưởng đến năng suất các nhà máy trong nước. Nghiên cứu này đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa FDI và năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) của các doanh nghiệp trong nước. Kết quả này cũng được kiểm chứng cho trường hợp của Lithuania trong một nghiên cứu của Smarzynska B.K (2002). Tác giả cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hướng vào thị trường nội địa có tác động tích cực mạnh hơn tới năng
20
suất của doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài hướng vào xuất khẩu. Nghiên cứu của Haddad và Harrison (1992) về ngành công nghiệp chế biến của
Ma-rốc cũng tìm thấy bằng chứng của tác động tràn về năng suất, nhưng mức độ tác
động yếu hơn ở những ngành có nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ thuận chiều giữa FDI và năng suất lao động của các xí nghiệp trong nước, tuy nhiên tác động nghịch chiều cũng được kiểm định ở một số trường hợp.
21