0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế Khánh Hòa

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 65 -67 )

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế Khánh Hòa

- Tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng để bảo đảm phát triển bền vững.

Đặc biệt coi trọng phát triển bền vững, phát triển bền vững là cơ sở để tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển nhanh tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh so sánh, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh của tỉnh để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Khánh Hòa.

- Đặt Khánh Hòa trong mối liên kết chặt chẽ với kinh tế của vùng và các tỉnh

53

học và công nghệ, nhấtlà khoa học và công nghệ về biển tạo ra các mũi đột phá, tạo sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tăng nhanh tích luỹ. Phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa phải phù hợp với Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng và mở rộng quan hệ hợp tác với bên

ngoài, kể cả với các địa phương trong nước và chủ động hội nhập quốc tế, dựa vào hội nhập để phát triển nhanh chóng xây dựng Khánh Hòa thực sự trở thành trung tâm kinh tế có sức lan tỏa của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Phát huy tối đa nhân tố con người, coi chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa. Nhanh chóng xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm vùng về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ, công chức, lao động khoa học kỹ thuật, quản lý và các doanh nhân giỏi cung cấp không chỉ cho Khánh Hòa mà còn cho cả vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường, phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch. Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên; chú trọng bảo vệ hệ sinh thái biển, rừng và vệ sinh môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái như là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

- Đảm bảo phát triển bền vững về mặt xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào công việc chung và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. Tạo mối liên kết kinh tế và điều kiện cho khu vực miền núi phát triển. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Giữ vững an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vùng trời, vùng biển. Xây dựng Khánh Hòa thành khu vực phòng thủ trọng yếu, liên hoàn, vững chắc.

54

Củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển (Cục

Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013).

5.2.2. Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đối với Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 65 -67 )

×