0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

MÔ TẢ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 39 -40 )

Số liệu sử dụng cho mô hình là bộ số liệu theo chuỗi thời gian từ 1990-2013 lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu về tốc độ tăng GDP thực tế trên đầu người và số liệu FDI được thu thập và tính toán dựa vào số liệu chính thức do Cục thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cung cấp.

Các số liệu về tỷ trọng lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, tỷ lệ lao động đang làm trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học, tỷ lệ học sinh toàn tỉnh đã tốt nghiệp trung học được lấy từ nguồn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Số liệu về chi ngân sách của tỉnh được lấy từ nguồn Cục Thống kê và Báo cáo

kinh tế Khánh Hòa năm 2014.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định lượng. Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin từ dữ liệu thứ cấp của tỉnh Khánh

Hòa thông qua mô hình hồi quy với các bước kiểm định tính dừng của các biến, độ trễ

tối ưu, kiểm định Anova, kiểm định sự tương quan giữa các biến, Kiểm định hiện

tượng tự tương quan, kiểm định đa cộng tuyến_VIFvà kiểm định mức độ phù hợp của

mô hình.

Với đặc thù nghiên cứu dữ liệu theo thời gian (1990 – 2013). Vì vậy phương pháp hồi quy ARDL được tác giả đưa ra sử dụng là hoàn toàn hợp lý. ARDL là sự kết hợp giữa mô hình VAR (tự hồi quy vector) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất

27

(OLS) .ARDL được xem là mô hình thành công nhất, linh hoạt và dễ sử dụng cho việc

phân tích các chuỗi thời gian đa biến. Mô hình ARDL cho phép xác định tác động của

các biến động lập tới biến phụ thuộc. Mô hình ARDL có thể được biểu diễn như sau:

YRtR= m +α1*YRt−1R+α2*YRt−2 R+…+αn*YRt−1R+ β0*XRtR+β1*XRt−1R+…+ βn*XRt−n R+ut Trong đó: YRt Rvà XRtRlà các biến dừng, và ut là phần nhiễu trắng

YRt−n Rvà XRt−n Rlà các biến dừng ở các độ trễ.

Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng mô hình ARDL các biến chuỗi thời gian có tính dừng, độ trễ xác định tối ưu, mô hình không thừa biến, không có hiện tượng tự

tương quan, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và dạng hàm phù hợp.

Số liệu Kiểm định tính dừng

Đưa biến vào mô hình Dừng (|Prob|<|αi|)

Chạy mô hình VAR để lựa chọn độ trễ tối ưu cho biến dữ

liệu Kiểm tra tương quan

của các biến

Chọn phương trình cần nghiên cứu Lấy sai phân bậc 1/

bậc 2

Không dừng

Hình 3.2 Quy trình lựa chọn dữ liệu đầu vào

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 39 -40 )

×