Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 31)

17

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng hoặc kết hợp phương pháp định tính và định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động của FDI. Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế.

- Trần Trọng Hùng (2004) “Tác động của FDI tới việc xóa đói giảm nghèo”. Đề

tài đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam cho tới năm 2002 và đi đến kết luận chung rằng: (1) FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế; (2) tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực tới xóa đói giảm nghèo; và (3) FDI có tác động tích cực tới xóa đói giảm nghèo. Mô hình được đề xuất như sau:

ln(GDPit) = αit + β1ln(FDIit) + β2ln(GDIit) + β3ln(Popit) + β4D1 + β5D2 + uit Trong đó: GDP là tổng sản phẩm trong nước, GDI là tổng đầu tư trong nước, Pop là dân số, D1 là biến giảđại diện cho thành phố hoặc không phải thành phố, D2 là biến giảđại diện cho trước và sau cuộc khủng hoảng châu Á.

- Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) với “Tác động của FDI tới tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của FDI thông qua 2 kênh, tác

động trực tiếp và tác động tràn. Mô hình tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được đề xuất như sau:

LogGDPPCRtR = f (FDIRtR , HRtR , (FDIxH)RtR, hoinhapktRtR, XRtR)

Trong đó: Biến phụ thuộc LogGDPPCRtR biểu thị cho tăng trưởng kinh tế; FDIRtR là biến thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài; HRtRlà biến biểu thị cho tài sản vốn con người; XRtR là tập hợp của các biến độc lập khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng; hoinhapktRtR là biến giả biểu thị cho hội nhập kinh tế.

Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự đi đến kết luận chung rằng: (1) chi thường xuyên của Chính phủ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua tuy mức độ có xu hướng giảm khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; (2) vốn con người và FDI đều có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế; (3) hội nhập kinh tế của Việt Nam, đánh dấu bằng việc gia nhập ASEAN từ quí III năm 1995, vừa có tác động tiêu cực, vừa tích cực tới tổng thể nền kinh tế.

18

− Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Văn Duy và cộng sự ( 2014 ) chỉ ra tác

động tích cực có độ trễ sau một năm của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai

đoạn 1990-2013 với mô hình nghiên cứu được thiết lập để đánh giá tác động của FDI

tới tăng trưởng kinh tế qua các năm : RGDP RtR = RFDIRt R+ RFDIRt-iR RGDPRt-i

Với RFDIRt là Rmức tăng trưởng FDI tại thời điểm t, RFDIRt-i Rlà RFDI ở độ trễ thứ i, RGDPRt-i Rlà RGDPI ở độ trễ thứ i. Tác giả đã đi đến kết luận rằng FDItác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng sẽ không làm sản lượng tăng ngay mà chúng có độ trễ nhất định.

Một phần của tài liệu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 31)