Sự xuất hiện của tác động tràn của FDI xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, cụ thể là vì các công ty đa quốc gialà các công ty có thế mạnh về vốn và công nghệ. Sự xuất hiện
của các doanh nghiệp nước ngoài trước hết làm mất cân bằng trên thịtrường và buộc
các doanh nghiệp trong nước phải điều chỉnh hành vi của mình nhằm duytrì thị phần
và lợi nhuận. Vì vậy, tác động tràn có thể được coi là kết quả của hoạt động của các
công ty nước ngoài diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh
nghiệp trong nước.Có thể phân ra bốn loại tác động tràn: (1) tác động liên quan tới cơ
cấu đầu ra-đầu vào của doanh nghiệp, (2) tác động liên quan đến phổ biến và chuyển
giao công nghệ, (3) tác động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh và (4) tác độngliên quan đến trình độ lao động (hay vốn con người).
(1) Tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-đầu vào của doanh nghiệp: xuất hiện
khi có sự trao đổi/hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các
doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này có thể xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh nghiệp FDI và ngược lại xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
(2) Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ: thông qua
FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản
xuất tại nước sở tại. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Về phía doanh nghiệp trong nước, để vượt qua yếu điểm về
công nghệhọ có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp
thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho đối thủ trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn ra quá trình rò
16
rỉ công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận phổ biến và chuyển giao công nghệ hay không. Kết quả từ nhiều mô hình lý thuyết (Haddad Mona và Harrison A, 1992) cũng rút ra là mức độ phổ biến và chuyển giao công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước (Marin A. và Bell M., 2004).
(3) Tác động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh: tác động này lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, trong nhiều trường hợp tác động cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động tràn tích cực khác. Sự hiện diện của FDI chính là một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh và trong nhiều trường hợp, tác động tràn có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn. Kết quả là các doanh nghiệp trong nước bị tác động hoặc phải rời khỏi thị trường hoặc sống sót nếu vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh tranh.
(4) Tác động liên quan đến trình độ lao động: ngoài việc tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI. Tác động tràn này xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao
động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các công việcchuyên môn hoặc tham gia
nghiên cứu và triển khai. Việc truyền bá kiến thức cũng diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ở trong nước và tại công ty mẹ. Tác động tràn tuy nhiên chỉ phát huy tác dụng khi đội ngũ lao động có trình độ này ra khỏi doanh nghiệp FDI và sử dụng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình làm việc cho các công ty con hoặc liên doanh với nước ngoài vào công việc kinh doanh tiếp đó. Trên thực tế, loại tác động tràn do di chuyển lao động tuy nhiên rất khó đánh giá với nhiều lý do.