Phân tích các nhóm chiến lƣợc

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty TNHH daikan việt nam đến năm 2020 (Trang 65 - 66)

Nhóm chiến lƣợc SO

Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng (S1, S2, S4, S5 + O1, O2, O3, O4, O5)

Tận dụng các điểm mạnh và cơ hội hiện có, Công ty mở rộng thị trƣờng sang các vùng lân cận để nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trƣờng, khách hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đây là chiến lƣợc nhằm gia tăng thị phần và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Để chiến lƣợc này đƣợc thực hiện tốt đòi hỏi phải phát huy hết sức mạnh nội lực của Công ty về tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất,,…Điều này không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch thực hiện chiến lƣợc một cách hợp lý và có những bƣớc chuyển biến linh hoạt.

Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng (S1, S2, S3, S5 + O1, O2, O4, O5)

Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, cùng với kinh tế Việt Nam phục hồi và tăng trƣởng là cơ hội rất tốt để Công ty tăng khả năng cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm tốt và lợi thế về tài chính, cơ sở vật chất, nhằm gia tăng thị phần trên thị trƣờng hiện có.

Nhóm chiến lƣợc ST

Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực (S1, S2, S3 + T1, T3)

Tận dụng điểm mạnh về tài chính, cơ cấu tổ chức hợp lý...để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm thì yếu tố con ngƣời là hàng đầu để tổ chức tiếp thu, nắm bắt các thuận lợi đó triển khai thực hiện trong hoạt động cụ thể, biến thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chiến lƣợc hội nhập về phía sau (S1, S5 + T4, T5)

Chiến lƣợc này lợi dụng triệt để sức mạnh nội bộ về tài chính và công nghệ quy trình sản xuất để đối phó với các nguy cơ đang có của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong ngành về vấn đề nguyên vật liệu đầu vào. Mục đích của chiến lƣợc là công ty tìm cách kiểm soát chặt nguồn cung ứng vật liệu đầu vào nhằm giảm chi phí và vốn bỏ ra cho yếu tố đầu vào.

Nhóm chiến lƣợc WO

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm (W2, W3, W5, W6 + O4, O5)

Chiến lƣợc này nhằm khai thác tiềm năng phát triển của thị trƣờng, kết hợp với sự tiến bộ khoa học công nghệ để tập trung nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm nhằm đƣa ra những sản phẩm mới tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

Chiến lƣợc ổn định sản xuất (W1,W5,W6 + O1,O2,O5)

Chiến lƣợc này nhằm kết hợp các điểm hạn chế của Công ty với các cơ hội hiện có nhằm giữ vững mối quan hệ với các khách hàng và thị trƣờng đang có đồng thời nâng cao uy tín, giữ vững thị thế đang có của công ty.

Nhóm chiến lƣợc WT

Chiến lƣợc tăng cƣờng hoạt động marketing (W1, W4 + T1)

Trong các hoạt động chức năng, tài chính, marketing, điều hành sản xuất, nhân sự, quản trị sản xuất thì hoạt động marketing ít đƣợc công ty xem trọng, ít tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động này, Công ty chỉ tập trung theo hƣớng quan tâm sản xuất, chƣa gắn sản xuất với thị trƣờng nên còn bị động trong sản xuất. Nhằm chủ động gắn sản xuất với thị trƣờng trên cơ sở phân khúc thị trƣờng, tiến hành chiến lƣợc Marketing 4P để quảng bá thƣơng hiệu, chất lƣợng hàng hóa và chính sách phù hợp để từng bƣớc tiếp cận thị tƣờng mới và mở rộng thị trƣờng.

Chiến lƣợc cạnh trạnh về giá (W2, W3, W4 + T1, T2)

Chiến lƣợc này nhằm giúp phát triển giá của công ty, mục đích của chính sách là nhờ vào các cơ hội có đƣợc từ khách hàng để phát triển chính sách bán hàng, với giá cả linh hoạt cạnh tranh đƣợc với các đối thủ cùng ngành hiện nay..

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty TNHH daikan việt nam đến năm 2020 (Trang 65 - 66)