- Nguyên tắc điều chỉnh
Sở VậN DụNG CHUẩN MựC Kế TOáN VIệT NAM Số
2.3.1. Những thành tựu
Qua việc nghiên cứu thực trạng lập BCTC hợp nhất của Tổng công ty cổ phần thơng mại Xây dựng đã thấy rằng về cơ bản BCTC hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Tổng công ty cổ phần Thơng mại Xây dựng tại ngày 31/12/2009, cũng nh kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Việc hợp nhất BCTC của Tổng công ty cho năm tài chính 2009 dựa trên hớng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 và các quy định khác về kế toán của Việt Nam.
Về phơng pháp hợp nhất, măc dù các nghiệp vụ hợp nhất khá phức tạp, các nghiệp vụ loại trừ doanh thu bán hàng và công nợ nội bộ còn rất mới mẻ đối với cán bộ làm công tác kế toán của Tổng công ty nhng với sự nỗ lực của nhóm chuyên gia kế toán tổng hợp đã xử lý chỉnh các bút toán ghi trùng cũng nh điều chỉnh các khoản mục trong khi lập BCTC hợp nhất. Qua đó về cơ bản BCTC hợp nhất đã loại trừ đợc ảnh hởng của các giao dịch nội bộ trong cùng tập đoàn, phản ánh chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
Tổng công ty đã lập đầy đủ 4 báo cáo hợp nhất theo quy định của chế độ BCTC của Việt Nam. Đó là: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lu chuyển tiền tệ và Bản Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo lu chuyển tiền tệ là báo cáo rất khó và Báo cáo lu chuyển tiền tệ hợp nhất thì cha có hớng dẫn cụ thể. Do vậy, có thể coi đây là một u điểm của Tổng công ty cổ phần Thơng mại Xây dựng khi thực hiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/2009.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà Tổng công ty cổ phần Thơng mại Xây dựng đạt đợc trong quá trình lập BCTC hợp nhất của Tổng công ty còn một số tồn tại và hạn chế cần hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lợng công tác lập BCTC hợp nhất.
Thứ nhất, Khi thực hiện BCTC hợp nhất Tổng công ty vẫn áp dụng theo hớng dẫn của Thông t 23/2005/TT-BTC hớng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 234/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 của Bộ trởng Bộ tài chính mặc dù tại thời điểm lập BCTC hợp nhất này đã có hớng dẫn của Thông t 161/2007/TT-BTC hớng dẫn thực hiện 16 Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trởng Bộ tài chính nên có sự khác biệt giữa phần lý luận và thực trạng khi thực hiện các quy trình và bút toán hợp nhất. Tại Thông t 161/2007/TT-BTC hớng dẫn bút toán loại trừ và điều chỉnh đồng thời trên cả hai báo cáo (BCĐKT và Báo cáoKQHĐKD) hợp nhất chứ không điều chỉnh trên từng báo cáo nh tại thông t 23/2005/TT-BTC. Hơn nữa điểm nổi bật trên Thông t 161/2007/TT-BTC là các bút toán điều chỉnh thay vì ghi điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm nh thông t 23 thì tại thông t này các bút toán điều chỉnh là ghi bút toán Nợ và Có để điều chỉnh tăng hoặc giảm cho từng khoản mục. Với cách điều chỉnh nh vậy vừa thể hiện quan hệ đối ứng, vừa tránh xảy ra sai sót khi thực hiện hợp nhất (Theo bút toán điều chỉnh của Thông t 23/2005/TT-BTC không thể hiện đợc quan hệ đối ứng vì tổng số điều chỉnh tăng không bằng tổng số điều chỉnh giảm). Đối với việc lập BCTC hợp nhất thì Thông t 161/2007/TT-BTC đã hớng dẫn chi tiết hơn rất nhiều các bút toán loại trừ và điều chỉnh so với thông số 23/2005/TT-BTC.
Thứ hai, trong quá trình lập BCTC hợp nhất các số liệu của đơn vị thành viên và các công ty liên kết, liên doanh gửi về còn sai sót, thiếu chi tiết nên
gây khó khăn cho việc lập BCTC hợp nhất của Tổng công ty. Do không có đủ số liệu nên trong BCTC hợp nhất của Tổng công ty năm 2009 cha chi tiết đợc các khoản chi phí trả trớc dài hạn mà trên BCTC hợp nhất mới chỉ thực hiện cộng ngang. Hàng tồn kho đã có số liệu tổng hợp, có giá trị hàng tồn kho mua theo từng đơn vị nội bộ nhng cha có tỷ lệ hàng tồn kho theo từng đơn vị bán hàng nội bộ để xác định lợi nhuận cha thực hiện. Chính vì vậy nó sẽ gây ảnh hởng đến tính chính xác của các số liệu trên BCTC hợp nhất, báo cáo sẽ không phản ánh đúng thực trạng về tình hình tài sản, công nợ, KQHĐKD khi mà các giao dịch nội bộ không đợc loại trừ hoàn toàn triệt để.
Thứ ba, do cha có một hớng dẫn chuẩn từ Tổng công ty để thống nhất cách ghi nhận các nghiệp vụ nên khi hợp nhất các khoản phải thu, phải trả rất phức tạp. Công nợ phải thu, phải trả nội bộ cha đợc thực hiện bù trừ toàn bộ do các đơn vị cha đối chiếu khớp đúng với nhau số công nợ phải thu – phải trả. Nguyên nhân có sự chênh lệch này chủ yếu là do các khoản lãi chạm trả phát sinh (lãi trả chậm phát sinh do các đơn vị nhận nợ chậm thanh toán cha ghi chi phí và phải trả nhng đơn vị cho vay đã ghi vào khoản mục doanh thu và khoản mục phải thu). Các bút toán ghi giảm khoản mục phải thu khách hàng, ghi giảm lợi nhuận cha phân phối: 412.016.199 đồng, hay ghi giảm khoản mục phải thu khác, ghi giảm khoản mục phải trả dài hạn nội bộ: 7.902.911.718 đồng, hoặc có trờng hợp do không mở sổ chi tiết phải thu, phải trả nội bộ nên đã có bút toán ghi giảm khoản mục phải thu nội bộ, ghi giảm khoản mục phải trả trả ngời bán: 41.598.589.215 đồng, hay ghi giảm khoản mục phải thu nội bộ, ghi giảm khoản mục phải trả trả, phải nộp khác: 52.689.584.254 đồng .…
Thứ t, về cách vận dụng Chuẩn mực kế toán: Chuẩn mực kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất là một vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp do đó mặc dù đã có thông t hớng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán về BCTC hợp nhất, về trình bày BCTC, về kế toán các khoản đầu t vào công ty liên kết, liên doanh nh… ng các tập đoàn kinh tế nói chung và Tổng công ty cổ phần Thơng mại Xây dựng nói riêng còn rất khó khăn khi vận dụng các Chuẩn mực kế
toán đó. Điều này một phần cũng là do trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và những kiến thức về Chuẩn mực kế toán của các cán bộ kế toán còn hạn chế, cha theo kịp những thay đổi về chuẩn mực, chế độ kế toán do BTC ban hành dẫn đến trong quá trình lập BCTC hợp nhất không tránh khỏi những sai sót lúng túng.