Nhân tố ảnh hưởng đến đàotạo nguồn nhân lực trongdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đào tạo nhân viên bảo vệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ thái hòa (Trang 37 - 39)

NNL được coi như là xương sống của một doanh nghiệp. Đó là lí do vì sao các doanh nghiệp rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển NNL. Để việc đào tạo mang lại hiệu quả cao thì chúng ta cần tìm hiểu cặn kẽ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo NNL. Tác giả đi sâu vào hai nhóm nhân tố chính đó là môi trường bên trong, môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

1.4.1. Các nhân t thuc môi trường bên trong doanh nghip

Sứ mạng, mục tiêu, chiến lược kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, công đoàn và chính nhân tố con người trong doanh nghiệp là những yếu tố nội bộ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đào tạo và phát triển NNL của doanh nghiệp.

1.4.1.1. Mục tiêu, chiến lược, chính sách của tổ chức

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo và phát triển NNL. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của doanh nghiệp và kỹ năng, trình độ NNL cần có. Từ đó sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào đi có người đi đào tạo.

1.4.1.2. Quan điểm của nhà lãnh đạo

Nếu người lãnh đạo nhận thức được vai trò của công tác đào tạo, khi đó đào tạo sẽ nhận được sự quan tâm của người lãnh đạo, các chế độ chính sách ưu tiên đầu tư vào công tác đào tạo, sẵn sàng ưu tiên cho NLĐ có thời gian đi đào tạo và học tập. Ngược lại, nếu quan điểm của người lãnh đạo không ưu tiên cho hoạt động đào tạo hoặc không ưu tiên đối tượng đào tạo là nhân viên thì việc đầu tư cho công tác này sẽ rất hạn chế. Sự quan tâm của lãnh đạo chính là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình đào tạo trong doanh nghiệp.

1.4.1.3. Nguồn lực trong doanh nghiệp

Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác này là các nguồn lực của doanh nghiệp: tài chính, tài sản, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,…sẽ quyết

định hướng mà doanh nghiệp định đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển là nhiều hay ít, có áp dụng những khoa học tiên tiến nhanh chóng hay không?

Trình độ ca người lao động: Trình độ của họ ở mức độ nào, trình độ cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của người lao động như thế nào nó quyết định đến các phương pháp đào tạo khác nhau, các chương trình và hình thức đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng.

Trình độ ca đội ngũđào to: Là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ doanh nghiệp hay liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Nhưng các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và đặc biệt phải am hiểu về tình hình của doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương hướng đào tạo của doanh nghiệp.

Chính sách quản trị nhân lực của doanh nghiệp:

Công tác đánh giá thực hiện công việc: Nếu công tác đánh giá được tiến hành công bằng, đúng với các chỉ tiêu chính xác, sát với từng nhóm công việc thì giúp cho việc xác định các nội dung đào tạo, nhu cầu đào tạo do yêu cầu công việc cũng như đối tượng đào tạo, loại hình đào tạo được chính xác và đem lại hiệu quả hơn nhiều.

Công tác tuyển mộ, tuyển chọn: Công tác này nếu được thực hiện một cách cụ thể, công bằng và đem lại hiệu quả. Qua đó, chất lượng lao động mới tuyển vào từng bước được nâng cao giúp ích cho công tác đào tạo mới được tiến hành thuận lợi, đơn giản hơn và giảm các chi phí đào tạo lại.

Các chính sách hỗ trợ đào tạo: Các chương trình khuyến khích vật chất và tinh thần, các chủ trương nâng cao nghiệp vụ, tính lương qua năng suất lao động, các cuộc thi đua người tốt việc tốt…

1.4.1.4. Nguồn tài chính trong doanh nghiệp

Khi kinh phí được chi cho công tác đào tạo lớn thì doanh nghiệp sẽ có nhiều chương trình đào tạo hữu ích và có nhiều ngân sách chi cho chính sách

khuyến khích hơn đối với NLĐ. Ngược lại, nếu nguồn kinh phí hạn hẹp cho đào tạo, các chương trình đào tạo sẽ luôn phải được cân nhắc trước khi triển khai, nhiều chương trình đào tạo không được thực hiện xuyên suốt, công tác đào tạo khó có thể mang lại kết quả như mong muốn.

1.4.1.5. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp cũng tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo NNL. Trên thực tế, các công ty có quy mô lớn, công tác đào tạo càng được quan tâm và phát triển hơn so với các công ty có quy mô nhỏ. Các công ty nhỏ thường chịu nhiều áp lực từ nguồn vốn, lợi nhuận,… chi phí cho hoạt động đào tạo chỉ được đầu tư trong hạn định, các chương trình đào tạo không được đa dạng, nhiều khi chỉ đáp ứng thời vụ. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, công tác đào tạo luôn được coi trọng – đây là một trong những chiến lược sống còn của họ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đào tạo nhân viên bảo vệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ thái hòa (Trang 37 - 39)