Thực chất và ý nghĩa của quản trị khoa học công nghệ:

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 92 - 97)

II. QUẢN TRỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 1 Khái quát về công nghệ và quản trị khoa học công nghệ

1.2.1. Thực chất và ý nghĩa của quản trị khoa học công nghệ:

Quản trị khoa học công nghệ trong doanh nghiệp là công việc xuyên suốt trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu thiết kế sản phẩm, chuẩn bị sản xuất và chế tạo sản phẩm. Chính trong quá trình này, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp về mặt kỹ thuật nhằm không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm- thước đo cuối cùng của mọi quá trình sản xuất.

Thực chất công tác quản trị kho học công nghệ là tổng hợp những hoạt động nhừm ứng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất-kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, quản trị khoa học công nghệ có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện qua các mặt sau:

- Nó là một bộ phận quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp và là cơ sở của các lĩnh vực quản trị.

- Là cơ sở, tạo điều kiện để các khâu quản lý khác đảm bảo hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới.

1.2.2.Nội dung của quản trị khoa học công nghệ.

1.2.2.1. Quan điểm chung:

Nội dung của quản trị khoa học công nghệ rất phong phú và phức tạp. Nếu căn cứ vào 4 thành phần công nghệ thì quản trị khoa học công nghệ bao gồm nhiều hoạt động như:

- Phần kỹ thuật: nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, trình diễn, sản xuất, truyền bá, thay thế, cải tiến máy móc thiết bị và các phương tiện vận chất khác.

- Phần con người: quản lý, dạy dỗ, giáo dục, đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động của doanh nghiệp.

- Phần thông tin: thu thập, chọn lọc, phân loại tổng hợp, phân tích tổng hợp và mô phỏng các cơ sở dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực công nghệ để ra quyết định. Việc triển khai thực hiện quản trị công nghệ có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trong chính sách đầu tư và có quan điểm toàn diện trong quản trị công nghệ, trong việc hoạch định các chính sách phát triển dựa trên cơ sở công nghệ.

Nếu căn cứ vào nội dung và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ thì quản trị khoa học và công nghệ liên quan đến 6 kỹ năng. Mối quan hệ giữa các

kỹ năng R & D với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Lĩnh vự nghiên cứu KHCN Phát triển sản phẩm mới Cải tiến sản phẩm

Đổi mới quá trình công nghệ

1. Nghiên cứu kỹ thuật khoa học cơ bản X 2. Nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất X X 3. Quản trị dự án công nghệ X X X 4. Khả năng làm theo nguyên mẫu X X X 5. Kết hợp nghiên cứu KHCN với SX X X X 6. Kết hợp nghiên cứu KHCN với tiếp thị X

1.2.2.2. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu

a. Quan điểm lựa chọn

Trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét tính toán nhiều phương án khác nhau và trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu. Dựa trên những quan điểm khác nhau, doanh nghiệp sẽ tìm được các phương án tối ưu khác nhau.

Dưới đây là phương pháp lựa chọn phương án công nghệ tối ưu trên quan điểm giá thành: nếu phương án nào có giá thành hạ được xem xét là phương án tối ưu.

b. Phương pháp xác định phương án công nghệ tối ưu * Cách thứ nhất: tính trực tiếp

Trong đó:

Z: Giá thành toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp dự định sản xuất C: Chi phí cố định tính cho toàn bộ sản phẩm dự định sản xuất v: Chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm

Q: Số lượng sản phẩm, doanh nghiệp dự định sản xuất ra

- Nội dung: Tính trực tiếp, tức là thay các giá trị vào công thức trên, nếu phương án nào giá thành hạ hơn, ta chọn phương án đó. Cụ thể:

Phương án 1 : Z1 = C1 + v1Q Phương án 2 : Z2 = C2 + v2Q

Nếu Z1 < Z2 ta chọn phương án (1) là phương án tối ưu Nếu Z1 > Z2 ta chọn phương án (2) là phương án tối ưu

- Ví dụ áp dụng:

Đề bài: Để sản xuất 500 sản phẩm, doanh nghiệp “X” đề ra 2 phương án với

các chi phí như sau :

Yêu cầu : Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu bằng phương pháp trực tiếp

Bài giải

Cách 1: Tính trực tiếp dựa vào giá thành sản phẩm

+ Phương án 1: C1 = 30.000.000đ + 16.000.000đ + 5.000.000đ = 51.000.000đ STT CHỈ TIÊU Phương án 1 (đồng) Phương án 2 (đồng)

1 Tiền thuê nhà xưởng 30.000.000 34.000.000 2 Khấu hao máy móc thiết bị 16.000.000 14.000.000 3 Chi phí quản lý chung 5.000.000 4.500.000 4 Các chi phí biến đổi/ĐVSP

NVL chính : 150.000 145.000

NVL phụ 20.000 18.500

v1 = 20.000đ + 120.000đ + 150.000đ = 290.000đ Q = 500 sản phẩm => Z1 = 51.000.000đ + 290.000 x 500 = 196.000.000đ + Phương án 2: C2 = 34.000.000 + 14.000.000 + 4.500.000 = 52.500.000đ v2 = 145.000 + 18.500 + 125.000 = 288.500đ Q = 500 sản phẩm => Z2 = 52.500.000đ + 288.500 x 500 = 196.750.000đ Vậy Z1 < Z2

Do đó ta chọn phương án 1 là phương án tối ưu.

* Cách thứ hai: tìm điểm nút Q’ và dựa vào các kết luận để chọn phương án tối ưu - Công thức C1 – C2 Q/ = v2 – v1 Trong đó : C Là tổng chi phí cố định v Chi phí biến đổi 1 sản phẩm

Q/ Là điểm nút ứng với 1 số lượng sản phẩm nhất định, giá thành của 2 phương án bằng nhau.

- Sau khi tìm được điểm nút q/, ta dựa vào các kết luận sau để chọn phương án tối ưu :

+ Nếu Q > Q / : chọn phương án có tổng chi phí cố định lớn hơn + Nếu Q < Q / : chọn phương án có tổng chi phí cố định nhỏ hơn + Nếu Q = Q / : Có thể lựa chọn một trong hai phương án

+ Đề bài: Cùng với số liệu của ví dụ trên

+ Yêu cầu : Hãy chọn phương án tối ưu và minh hoạ bằng đồ thị

Bài giải Áp dụng công thức C1 – C2 Q/ = v2 – v1 51.000.000 – 52.500.000 - 1.500.000 Q / = = = 1.000 ( sản phẩm ) 288.500 – 290.000 - 1.500

Vậy Q < Q/ do đó ta chọn phương án 1 là phương án tối ưu vì có C1 < C2

Kết quả trên có thể được minh hoạ trên sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)