Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 99 - 102)

II. QUẢN TRỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 1 Khái quát về công nghệ và quản trị khoa học công nghệ

2.2.2. Chuyển giao công nghệ

* Khái niệm chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ sản xuất tiên tiến đến tay người tiêu dùng (trước hết là những nhà sản xuất kinh doanh ) chủ yếu dưới hình thức mua bán trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Hay nói một cách khác, việc mua bán công nghệ được thực hiện dưới hình thức gọi là “chuyển giao công nghệ”.

* Các nguyên nhân cần chuyển giao công nghệ - Nguyên nhân khách quan:

+ Không có quốc gia hay tổ chức nào có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết cho một ngành kinh tế.

+ Sự phát triển không đồng đều về công nghệ trên thế giới khiến nhiều nước phảI mua công nghệ.

+ Xu thế mở rộng hợp tác, thương mại thương mại tự do, toàn cầu hóa khiến các quốc gia, tổ chức thấy cần thiết phải chuyển giao công nghệ.

+ Các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của công nghệ khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao.

- Nguyên nhân chủ quan:

Xuất phát từ bên giao công nghệ:

+ Do thu lợi nhuận cao ở địa phương hay chính quốc vì giảm được chi phí nguyên vật liệu, nhân công, cơ sở hạ tầng.

+ Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư để tiếp tục đổi mới công nghệ

+ Nhằm thu được các lợi ích khác nhau như bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, chất xám địa phương, thâm nhập thị trường.

Xuất phát từ bên nhận công nghệ

+ Nhằm tranh thủ đầu tư của nước ngoài, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của nước nhà.

+ Tận dụng nguồn lực sẵn có chưa khai thác được đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước.

+ Nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu cấp bách của xã hội.

+ Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến.

+ Tránh được các rủi ro nếu phải tự làm khi mua licensen.

+ Có cơ hội rút ngắn thời gian, đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại.

* Thị trường công nghệ

- Thị trường công nghệ chia làm 2 phần: phần cứng và phần mềm

+ Phần cứng: là những thiết bị được sản xuất và bán theo giá ổn định trên thị trường như : máy móc thiết bị...

+ Phần mềm là những công nghệ còn nằm trong bí mật (của người nghiên cứu, phát minh,sáng chế hoặc người có kinh nghiệm đặc biệt - bí truyền).

- Giá cả của những sản phẩm này rất linh hoạt, không có khuôn mẫu, nhiều trường hợp tưởng như vô lý. Có nước đã phải mua bí mật công nghệ chỉ với 4 chữ “ khi đun phải khuấy ” với giá 2 tạ vàng.

Người sản xuất muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình phải luôn cải tiến chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm và điều đó chủ yếu được thực hiện với việc tìm mua công nghệ mới. Người nghiên cứu lại có dịp tung ra thị trường những công nghệ tiên tiến. Việc mua bán công nghệ đã trở thành phổ biến, hối hả trong điều kiện hiện nay khi sản xuất hàng hoá phát triển mạnh gắn liền với tốc độ phát triển như vũ bão của tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.

*. Hình thức chuyển giao công nghệ

Có hai hình thức chuyển giao công nghệ là chuyển giao dọc và chuyển giao ngang

- Chuyển giao dọc: là đưa kết quả nghiên cứu khoa học ( đã được hoàn thành giai đoạn sản xuất thử chứ không phải chỉ mới được kết luận trong phòng thí nghiệm ) vào sản xuất.

- Chuyển giao ngang: là chuyển giao một công nghệ hoàn thiện (tạo ra những sản phẩm đang có uy tín trên thị trường) từ nơi này nước này đến nơi khác, nước khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp có thể áp dụng cả hai hình thức hoặc chỉ một trong hai hình thức chuyển giao công nghệ trên. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào cũng phải tính đến hiệu quả của đồng vốn đầu tư và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Ngoài ra, chuyển giao công nghệ còn được thực hiện bằng con đường khác thông qua các cuộc tham quan nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài, hội nghị khoa học, triển lãm, hoạt động tình báo..., các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tận dụng cơ hội này để ứng dụng tiến bộ tiến bộ kỹ thuật vào đơn vị mình.

Tuy nhiên, khi chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp cần chú ý đến một số yếu tố sau:

 Phải xem xét mối quan hệ giữa vốn - công nghệ - tiêu thụ

Không thể đầu tư vào công nghệ mới hiện đại bằng bất kỳ giá nào mà doanh nghiệp cần xem xét tới hiệu quả của đồng vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư công nghệ mới đến đâu.

 Đầu tư công nghệ mới hiện đại có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh không?

Trong đó, cạnh tranh theo chiều rộng bao gồm các yếu tố như đa dạng hóa sản phẩm, tuyển chọn, bố trí nhân viên bán hàng, cải tiến phương thức thanh toán, tăng số lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng cường quảng cáo. Còn cạnh tranh theo chiều sâu nhằm làm tăng hàm lượng chất xám chứ không phải tăng hàm lượng vậy chất trong một đơn vị sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)