Khái niệm và các thành phần của công nghệ:

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 89 - 92)

II. QUẢN TRỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 1 Khái quát về công nghệ và quản trị khoa học công nghệ

1.1.1. Khái niệm và các thành phần của công nghệ:

1.1.1.1 Khái niệm công nghệ :

Thuật ngữ công nghệ đã từ lâu được biết đến như là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Công nghệ được hình thành từ khi con người xuất hiện và nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Công nghệ được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và được viết là “Techne” và “Logia”. “Techne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng còn “Logia” có nghĩa là một khoa học. Cách đây vài chục năm ở Anh, Mỹ và một số nước Tây Âu khác sử dụng thuật ngữ công nghệ để chỉ các kỹ thuật cụ thể bắt nguồn từ các thành tựu khoa học, coi sự phát triển đó như một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn hay nói cách khác học cho rằng công nghệ là sự ứng dụng của khoa học vào đời sống con người. Ở Việt Nam cho đến nay nhiều người vẫn hiểu công nghệ là một quá trình để tiến hành một công đoạn sản xuất, là các trang thiết bị thực hiện công việc đó.

Cho đến nay, đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đưa ra những khái niệm không đầy đủ về công nghệ. Có người cho rằng công nghệ là máy móc, cũng có người cho rằng công nghệ có thành phần chủ yếu là tri thức nhưng cũng có người cho đó là sự kết hợp của cả hai… Tầm quan trọng của công nghệ trong cuộc sống của con người khiến ta phải đưa ra một khái niệm thống nhất về công nghệ. Hiện nay, trên thế giới tồn tại một số định nghĩa rất thông dụng về công nghệ.

Định nghĩa của tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc UNIDO là: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết

quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp”

Định nghĩa của Uỷ Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế

biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”

Nếu như định nghĩa của UNIDO nhằm nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả của công nghệ khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó thì định nghĩa của ESCAP lại được coi là bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ. Theo ESCAP thì khái niệm công nghệ được mở rộng ra cả lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Từ định nghĩa này ta thấy ngày nay đang tồn tại những khái niệm khác nhau về công nghệ.

Tóm lại, từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất về công nghệ đó là: Tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.

1.1.1.2 Các thành phần của công nghệ :

Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng bất cứ công nghệ nào cũng bao gồm bốn thành phần cơ bản là: máy móc, con người, thông tin và tổ chức. Sự tác động qua lại giữa bốn thành phần này sẽ tạo ra sự biến đổi công nghệ mong muốn.

- Phần thiết bị (Technoware): Đây là phần vật thể ở trong công nghệ bao gồm mọi phương tiện vật chất như trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu, phương tiện…Bất kỳ công nghệ nào cũng phải chứa đựng bên trong nó phần thiết bị. Phần này được coi là cốt lõi của công nghệ. Nó được triển khai, lắp đặt, vận hành bởi con người.

- Phần con người (Humanware): Muốn máy móc chạy được thì phải có con người. Con người ở đây có thể là người sử dụng, vận hành cũng có thể là người chế tạo, cảI tiến máy móc… Con người trong công nghệ được hiểu là năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, sự sáng tạo, khả năng lãnh

đạo…Con người làm cho máy móc thiết bị phát huy hết khả năng của chúng. Con người đóng vai trò chủ động trong công nghệ nhưng lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức

- Phần thông tin (Inforware): Công nghệ được thể hiện dưới dạng lý thuyết, kháI niệm, các thông số, công thức, bí quyết…Đây gọi là phần thông tin của công nghệ. Phần này thể hiện tri thức được tích lũy trong công nghê. Nhờ những phần tri thức này mà con người rút ngắn được thời gian và sức lực khi giải quyết các công việc có liên quan đến công nghệ. Thông tin phải thường xuyên được cập nhật và phải đi đôi với công nghệ. Đối với cùng một công nghệ, nếu ta áp dụng những kiến thức khác nhau sẽ tạo ra được những sản phẩm khác nhau. Thông tin được coi là sức mạnh của công nghệ.

- Phần tổ chức (Orgaware): Bất kỳ một hệ thống nào cũng cần phải có một tổ chức để điều hành hoạt động của hệ thống. Công nghệ cũng vậy, nó cần phải có một bộ phận chịu trách nhiệm phối hợp các thành phần còn lại của công nghệ với nhau để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả nhất. Phần tổ chức giúp cho việc quản lý, lập kế họach, tổ chức bộ máy nhân lực, kiểm soát các hoạt động biến đổi…và nó phụ thuộc vào độ phức tạp của các phần thiết bị và thông tin trong công nghệ. Phòng tổ chức được coi là động lực của công nghệ và bản thân nó cũng biến đổi theo thời gian.

Như vậy, bất kỳ công nghệ nào cũng phải bao gồm bốn thành phần cơ bản trên. Phần thiết bị được coi là phần cứng, ba phần còn lại được coi là phần mêm của công nghệ. Ngày nay, người ta rất coi trọng phần mềm của công nghệ và coi phát triển phần mềm là hoạt động quan trọng trong đổi mới công nghệ.

1.1.2.Phân loại công nghệ

Hiện nay số lượng công nghệ trên khắp thế giới là không thể tính hết được, do đó việc phân loại công nghệ một cách chính xác và chi tiết là khó cso thể chấp nhận được. Tuỳ theo mục đích, người ta phân loại công nghệ theo các tiêu thức sau :

- Theo tính chất : có thể phân thành công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục, công nghệ tin học...

- Theo ngành nghề : là việc xem xét công nghệ đó được sử dụng trong ngành nghề nào. Theo tiêu thức này có thể phân thành công nghệ công nghiệp, công nghệ nông nghiệp, công nghệ vật liệu....

- Theo đặc tính công nghệ : có thể phân thành công nghệ đơn chiếc, ông nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục....

- Theo sản phẩm : có nghĩa là xem xét sản phẩm của công nghệ đó là cái gì, từ đó ta có thể phân thành công nghệ cổ điển, công nghệ trung gian, công nghệ tiên tiến....

- Theo đặc thù : căn cứ vào vai trò của công nghệ đối với một quốc gia , ta ó thể phân thành công nghệ then chốt, công nghệ truyền thống, công nghệ mũi nhọn.

- Theo mục tiêu : có thể phân thành công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy, công nghệ phát triển

- Theo sự ổn định của công nghệ : có thể phân thành công nghệ cứng, công nghệ mềm.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp phần 1 nguyễn sơn ngọc minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)