Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 46 - 53)

3. Theo đối tượng

2.2.3Doanh số thu nợ

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng, nó phụ thuộc vào công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao DSCV còn cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ.

Qua bảng 5 về số liệu doanh số thu nợ của ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2007, 2008, 2009 ta có thể thấy doanh số thu nợ của chi nhánh có những biến động cùng chiều với sự thay đổi của doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ trong năm 2008 đạt mức 2.981.379 triệu đồng, tăng 386,08% so với năm 2007. Có được mức tăng như vậy là nhờ trong năm này, doanh số cho vay của ngân hàng cũng đạt mức tăng rất lớn (tăng 355,85% so với năm 2007),bên cạnh đó là việc các khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả nên có nguồn trả nợ tốt cho ngân hàng. Ngoài ra cũng phải kể đến công tác quản lý và thu hồi nợ tốt của

vay, nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ (thường là trước từ 5 đến 10 ngày) giúp cho khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn.

Bảng 5: Doanh số thu nợ của Ngân hàng ACB – CNH

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Doanh số thu nợ 613.346 2.981.379 1.384.340 386,08% -53,57% 1. Ngắn hạn 533.430 2.838.683 1.227.398 432,16% -56,76% 2. Trung dài hạn 79.916 142.696 156.942 78,56% 9,98% Tỷ lệ DSTN ngắn hạn 86,97% 95,21% 88,66% Tỷ lệ DSTN trung dài hạn 89,55% 97,32% 88,70%

(Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế)

Trong năm 2009, doanh số thu nợ của ngân hàng giảm 53,57% so với năm 2008, đạt mức 1.384.340 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, nên doanh số cho vay của ngân hàng bị sụt giảm hơn so với năm trước, các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng.

Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với kì hạn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ cao, điều này cũng là đương nhiên do những khoản cho vay ngắn hạn của chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng DSCV. Thêm vào đó, các khoản cho vay ngắn hạn có thời hạn thu hồi ngắn nên việc quản lý, theo dõi và thu hồi nợ thuận lợi hơn. Doanh sô thu nợ trung dài hạn luôn đạt được mức tăng trưởng hơn so với năm trước, mặc dù trong năm 2009, tổng doanh số thu nợ giảm 53,57% so với năm 2008, nhưng doanh số thu nợ trung dài hạn vẫn đạt mức tăng là 9,98% so với năm 2008. Đây là do đặc tính của những món vay trung dài hạn có thời hạn thu hồi vốn dài, thêm vào đó là việc thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát các khoản vay trung dài hạn của ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của chi nhánh qua 3 năm là khá tương đồng so với doanh số cho vay, về cả giá trị cũng như tốc độ tăng. Điều này cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ tại ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt.

2.2.4 Dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này đuợc sử dụng nhiều khi so sánh các ngân hàng với nhau hay được dùng để đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, dùng để so sánh với việc nhân viên tín dụng có hoàn thành được chỉ tiêu hay không. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải doanh số cho vay.

Bảng 6: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng ACB – CNH

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Dư nợ 138.410 153.240 236.900 10,71% 54,59% 1. Ngắn hạn 72.243 64.198 107.300 -11,14% 67,14% 2. Trung dài hạn 66.176 89.042 129.600 34,55% 45,55% Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn 52,19% 41,89% 45,29%

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn 47,81% 58,11% 54,71%

(Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng ACB – CNH)

Dựa vào bảng 6 về tình hình dư nợ của Ngân hàng, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không chỉ đáp ứng được nhu cầu cho vay của chi nhánh mà còn dư thừa để đầu tư cho các hoạt động khác nhằm đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Trên thực tế thì đối với các khoản vốn huy động còn dư ra trong ngày, thì chi nhánh thực hiện việc bán lại các khoản vốn đó cho Hội sở.

Biểu đồ 3: tình hình dư nợ theo kỳ hạn tại Ngân hàng ACB – CNH

( Đơn vị: tỷ đồng)

Dư nợ bình quân của ngân hàng TMCP Á Châu Huế liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, Dư nợ thực tế của chi nhánh là 153.240 triệu đồng, tăng 10,71% so với năm 2007. Qua năm 2009 thì mức dư nợ bình quân đã tăng hơn 54,59% so với năm 2008, đạt mức 236.900 triệu đồng. Dư nợ bình quân tăng qua các năm là nhờ ngân hàng đã thực hiện tốt việc mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung dài hạn. Dư nợ tín dụng trung dài hạn qua 3 năm đều đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước.

Tính đến năm 2009, thì dư nợ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh đã đạt mức 129.600 triệu đồng, tương ứng tăng 45,55% so với năm 2008. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh luôn ở mức cao, tỷ trọng này là 41,89% năm 2008 và năm 2009 là 45,29%. Có được điều này là nhờ trong thời gian qua chi nhánh tiến hành mở rộng việc cho vay trung dài hạn, bên cạnh đó các khoản cho vay trung dài hạn này chỉ mới được thực hiện nên vẫn chưa đến kỳ hạn thu hồi nợ. Do những đặc

điểm của tín dụng trung dài hạn, nên không phải dư nợ tín dụng càng cao thì có thể khẳng định chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là tốt. để có thể đảm bảo tốt chất lượng tín dụng trung dài hạn thì bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng trung dài hạn cần phải được thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát. Thẩm định tín dụng trung dài hạn thực chất là thẩm định dự án đầu tư, phân tích tính khả thi về mặt tài chính dự án, qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho vay để đầu tư vào dự án đó.

Ta có thể thấy rõ tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thông qua bảng số liệu dư nợ tín dụng trung dài hạn theo khách hàng và ngành nghề:

Việc phân loại dư nợ theo ngành ngành nghề sẽ tạo thuận lợi cho vấn đề xem xét dư nợ của Chi nhánh được cụ thể hơn, qua đó chúng ta có thể thấy được ngành nghề nào thực sự có hiệu quả, ngành nào có dư nợ cao nhất để định hướng cho sự phát triển của Chi nhánh. Tại ACB-Huế việc phân loại theo ngành nghề có thể tập hợp theo 6 nhóm ngành nghề như sau (Bảng7): Công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, hoạt động khách sạn nhà hàng, vận tải, sản xuất khí đốt, kinh doanh tài sản, phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Bảng 7: Dư nợ TDH theo ngành nghề và khách hàng tại Ngân hàng ACB – CNH

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/2007 2009/2008 Tổng dư nợ TDH 66.176 100% 89.042 100% 129.600 100% 34,55% 45,55%

1. Công nghiệp chế biến 0 0,00% 0 0,00% 750 0,58% - -

2. Xây dựng 569 0,86% 106 0,12% 4.202 3,24% -81,37% 3864,15% 3. Thương nghiệp 12.936 19,55% 11.329 12,72% 32.741 25,26% -12,42% 189,00% 4. Hoạt động KS, nhà hàng 8.002 12,09% 18.974 21,31% 19.853 15,32% 137,12% 4,63% 5. Vận tải 0 0,00% 0 0,00% 1.007 0,78% - - 6. Sản xuất khí đốt 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - - 7. KD tài sản 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - - 8. Phục vụ CN CĐ 44.669 67,50% 58.633 65,85% 71.047 54,82% 31,26% 21,17%

Trong đó, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, trong đó, các khoản vay dành cho cá nhân là chiếm chủ yếu. Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng đều tăng qua các năm, năm 2009 đạt mức 71.047 triệu đồng, tăng 21,17% so với năm 2008. Mặc dù dư nợ tăng, nhưng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng này đang có xu hướng giảm đi qua các năm (cụ thể năm 2007 chiếm 67,50%, năm 2008 chiếm 65,85%, năm 2009 chiếm 54,82%), điều này là do ngân hàng đã có những chính sách nhằm mở rộng tín dụng trung dài hạn sang những ngành, lĩnh vực khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành thương nghiệp tuy có giảm nhẹ trong năm 2008 nhưng có sự tăng nhanh trong 2009. Năm 2009 dư nợ tín dụng trung dài hạn trong ngành thương nghiệp đạt 32.741 triệu đồng, tăng tương ứng 189,00% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 25,26% trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực hoạt động khách sạn, nhà hàng cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh; năm 2008 tăng hơn 137,12%, và đến năm 2009 cũng tăng hơn được 4,63% so với năm trước. Đây là do trong năm 2009, nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên lượng khách du lịch bị giảm đi đáng kể, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn.

Hoạt động thương nghiệp và hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng đều chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Đây là do đặc điểm của địa bàn Thừa Thiên Huế nên những hoạt động thương mại và dịch vụ đều có điều kiện phát triển mạnh, đặc biệt là những dịch vụ về du lịch. Do đó nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Trong năm 2009, ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn sang những ngành nghề khác. Cụ thể, dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành công

triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,24%; Hoạt động vận tải là 1.007 triệu đồng, với tỷ trọng là 0,78% trên tổng dư nợ trung dài hạn. Đây là những ngành nghề rất có tiềm năng phát triển mạnh, do đó ngân hàng nên có những chính sách để mở rộng tín dụng đối với những lĩnh vực này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 46 - 53)