3. Theo đối tượng
2.2.2 Doanh số cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chính trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh. Trong đó, cho vay trung dài hạn là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Với tư cách là người “đi vay để cho vay”, ngân hàng cần phải sử dụng vốn một cách an toàn và hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do những khoản cho vay đem lại, đặc biệt là hoạt động cho vay trung dài hạn luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Qua bảng 4 về doanh số cho vay, ta có thể nhận thấy DSCV của ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế có những biến động rất lớn.
Bảng 4: Doanh số cho vay của Ngân hàng ACB – CNH
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh
2008/2007 2009/2008Doanh số cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 355,85% -51,00% Doanh số cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 355,85% -51,00%
1. Theo đối tượng
KHCN 589.890 2.895.861 1.254.524 390,92% -56,68% KHDN 67.388 100.348 213.476 48,91% 112,74% 2. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 562.848 2.830.638 1.270.500 402,91% -55,12% Trung dài hạn 94.430 165.571 197.500 75,34% 19,28% Tỷ lệ DSCV ngắn hạn 85,63% 94,47% 86,55% Tỷ lệ DSCV trung dài hạn 14,37% 5,53% 13,45%
(Nguồn: Phòng Khách hàng tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Huế)
Tổng doanh số cho vay của chi nhánh năm 2008 đạt mức 2.996.209 triệu đồng, đạt mức tăng 355,85% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009, DSCV chỉ đạt 1.468.000 triệu đồng, giảm 51,00% so với năm 2008. Có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ trọng DSCV đối với kì hạn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với các
khoản cho vay trung dài hạn. Điều này là phù hợp với ngân hàng, bởi nguồn vốn ngân hàng huy động được trong năm chủ yếu là các nguồn vốn ngắn hạn, bên cạnh đó đa phần các ngành kinh tế trên địa bàn đều có chu kỳ vốn ngắn nên hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, hoạt động cho vay ngắn hạn có thời gian chu chuyển vốn nhanh, nên hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhất là trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như những năm qua.
Trong năm 2008, DSCV của các khoản cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng rất cao, tăng 402,91% so với năm 2007. Có được điều này là nhờ nên kinh tế trong năm 2007 đã đạt được khá nhiều thành tựu nổi bật, góp phần tạo tâm lý lạc quan cho nền kinh tế trong năm 2008, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các công ty cũng như DNTN đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, nền kinh tế luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Những điều đó làm cho nhu cầu tín dụng trong năm 2008 tăng mạnh, nhất là các khoản tín dụng ngắn hạn. Vì thế nên mặc dù trong năm 2008, lãi suất cho vay tăng cao, có thời điểm lãi suất cho vay lên đến 21%/năm, nhưng DSCV của ngân hàng vẫn đạt mức cao.
DSCV trung dài hạn cũng tăng hơn 75,34% so với năm 2008, tốc độ tăng DSCV trung dài hạn tuy thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn nhưng vẫn ở mức cao. Do các khoản vay trung dài hạn phải cần thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao, nên ngân hàng phải đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả của các dự án đầu tư mới có thể ra quyết định cho vay. Những tháng cuối năm 2008, tuy nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, những khoản vay trở nên hạn chế hơn, nhưng những thành tích đạt được trước đó trong năm này vẫn giúp cho DSCV năm 2008 có mức tăng đáng kể.
Trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm rất mạnh do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, giảm 55,12% so với năm 2008. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, rất nhiều DNTN và công ty lâm
tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Tuy vậy, trong tình trạng nền kinh tế bị suy thoái mà doanh số cho vay trong năm 2009 vẫn đạt mức 1.468.000 triệu đồng cũng là một thành công của chi nhánh. Đó là nhờ những chính sách kịp thời của nhà nước như chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đối với các khoản vay ngắn hạn, kích cầu tiêu dùng… nên đến những tháng cuối năm 2009 nền kinh tế đã dần đi vào ổn định. Năm 2008 DSCV ngắn hạn đã có mức tăng trưởng rất cao, hơn nữa nền kinh tế trong năm 2009 lâm vào tìnhg trạng suy thoái nên mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn, nhưng DSCV ngắn hạn vẫn giảm hơn so với năm 2008.
Biểu đồ 2: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB - CNH
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Các khoản cho vay trung dài hạn năm 2009 vẫn có mức tăng trưởng khá cao, DSCV trung dài hạn năm 2009 đạt mức 197.500 triệu đồng, tăng 19,28% so với năm 2008. Có được mức tăng như vậy là vì nhu cầu cho vay ngắn hạn trong năm này có sự giảm đi đáng kể so với năm trước nên ngân hàng có nhiều vốn nhàn rỗi hơn. Đây là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay để khôi phục lại
hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy rõ điều đó khi mức tăng DSCV đối với KHDN tăng hơn rất nhiều so với khối KHCN, tăng 112,74% so với năm 2008.
Xét theo đối tượng vay vốn: DSCV của ngân hàng đối với khối KHCN chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với của khối KHDN. Nguyên nhân là do cách sắp xếp riêng khách hàng của Ngân hàng Á Châu, khối KHCN của ngân hàng bao gồm các khách hàng là cá nhân và các DNTN. Hơn nữa, việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khối KHDN cũng là khá khó khăn khi tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn là rất cao, và các doanh nghiệp cũng chỉ chủ yếu có quan hệ tín dụng với một hoặc hai ngân hàng trên địa bàn. Khẩu hiệu của ngân hàng TMCP Á Châu là: “ ngân hàng do mọi nhà”, nên ngân hàng không quá tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp mà hướng đến mọi đối tượng khách hàng. Do đó tỷ trọng cho vay đối với khối KHCN chiếm tỷ trọng cao hơn với khối KHDN, điều này có sự khác khá lớn so với các ngân hàng khác đóng trên cùng địa bàn.