Quan tâm chỉ đạo và quản lý hoạt động của các đơn vị kinh doanh trên địa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 75 - 77)

bàn, xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi, danh mục dự án và công trình trọng điểm của địa phương. Nhờ đó, ngân hàng mới có thể chủ động, mạnh dạn tiếp cận và dựa chọn các dự án có hiệu quả để đầu tư.

- Tiến hành cải cách hành chính, các thủ tục pháp lý có liên quan để việc cấp phép các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, thành lập doanh nghiệp được dễ dàng hơn; Cải tiến công tác tòa án, thi hành án, chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu quả pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành; rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các ngân hàng và các doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm những sai sót, vi phạm trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng với các dự án. Do trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nên một số ngân hàng đã bỏ qua một số thủ tục trong điều kiện thủ tục vay vốn, buông lỏng trong công tác thẩm định cho vay, xét duyệt cho vay dẫn đến nhiều khoản tín dụng có chất lượng kém.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Đây là nơi cung cấp những thông tin phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiêp rất quan trọng đối với các TCTD, là cơ sở để lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín dụng hợp lý, giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Từ đó làm tăng lợi nhuận tạo điều kiện để mở rộng hoạt động, khẳng định vị trí và làm tăng uy tín với khách hàng, tạo ra lợi thế trong kinh doanh.

- Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Tùy từng điều kiện cụ thể để có những chính sách tín dụng hợp lý về lãi suất, dự trữ bắt buộc, trích lập dự phòng rủi ro…

2.3 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam

- Ban tín dụng Hội sở cần xem xét tình hình và nhu cầu hoạt động của Chi nhánh để nâng hạn mức phán quyết tín dụng của Chi nhánh lên cao hơn (hiện tại hạn mức phán quyết của chi nhánh là 150 triệu đồng). Góp phần tăng tính chủ động của chi nhánh và đáp ứng kịp thời những nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Đặt ra kế hoạch kinh doanh hàng năm cho ngân hàng TMCP ACB – CNH cần phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn; tạo điều kiện cho chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Do tính chất phức tạp của công tác cho vay, nên cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế về chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ quyền lợi của đội ngũ

đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi để có cơ sở đề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Có chính sách khuyến khích thoả đáng mới đảm bảo được chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w