Thực hiện tốt công các thu hồi nợ và giải quyết nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 71 - 72)

- Theo ngành nghề kinh doanh: gồm 35 nhóm ngành được ACB đánh giá và phân nhóm vào các nhóm cấp tín dụng bình thường, hạn chế cấp tín dụng, không

3.3.6 Thực hiện tốt công các thu hồi nợ và giải quyết nợ quá hạn

Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, chủ động phân loại nợ theo tính chất khả năng thu hồi của khoản nợ. Thực hiện chuyển NQH đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro, đảm bảo hoạt động ngân hàng.

Đối với các khách hàng có NQH, ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu do những nguyên nhân bất khả kháng, ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, tiếp tục cho vay để khách hàng có thể vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Đối với các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có thể giải quyết theo hướng: tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chính thanh toán nợ cho ngân hàng; Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, Ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi quá hạn cho bên vay.

Đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn không có khả năng thu hồi thì không còn cách nào khác ngân hàng phải xiết nợ và xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi

nợ. Ngân hàng có thể khai thác tài sản thế chấp theo hướng: bán ngay để thu hồi vốn, hoặc có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, dùng làm tài sản góp vốn vào các liên doanh liên kết để khai thác chung với các doanh nghiệp tin cậy.

Đối với các khoản nợ do người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là: thông báo để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán. Nếu khách hàng thiếu thiện chí trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện thì tiến hành kê biên và phát mãi tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạngvà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w